Sản lượng hydrocacbon dự kiến sẽ tăng khoảng 15% lên khoảng 1,2 triệu thùng/ngày vào năm 2023 sau khi sản lượng dầu tăng từ 1 triệu thùng/ngày vào năm 2022.
IMF cho biết: "Những rủi ro chính khiến giá dầu giảm là khi tăng trưởng toàn cầu thấp hơn dự kiến, cùng với đó là sự bất ổn trong xã hội, điều này có thể làm cho hoạt động sản xuất dầu bị gián đoạn".
Doanh thu xuất khẩu dầu thô và khí đốt tự nhiên là một phần quan trọng trong nền kinh tế của Libya. Theo ngân hàng trung ương nước này, trong năm 2021, doanh thu từ dầu mỏ ước tính chiếm khoảng 98% tổng doanh thu của Libya.
Libya - nhà sản xuất dầu thô lớn thứ 7 trong OPEC - cũng đang tìm cách tăng sản lượng dầu trong những tháng gần đây sau nhiều năm bị ảnh hưởng bởi xung đột và bất ổn chính trị.
Tập đoàn dầu khí quốc gia của nước này có kế hoạch tăng sản lượng dầu lên 2,1 triệu thùng/ngày vào năm 2025 với mục tiêu phát triển các dự án và khôi phục các mỏ dầu bị hư hại, đồng thời tăng cường cung cấp điện cho các khu vực đó. Đến nay, đã có khá nhiều những thay đổi đặc biệt trong sản xuất và doanh thu từ dầu mỏ của Libya kể từ năm 2011, IMF cho biết.
Các biện pháp do Ngân hàng Trung ương Libya thực hiện đã giúp duy trì một lượng lớn dự trữ ngoại hối. Trong tương lai, sự ổn định của tỷ giá hối đoái sẽ vẫn là mấu chốt quan trọng cho chính sách tiền tệ của nước này.
Nền kinh tế của Libya được dự đoán sẽ tăng trưởng lên 17,9% vào năm 2023 sau khi giảm khoảng 18,5% vào năm 2022, theo dữ liệu của IMF.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Ánh Ngọc