Được khởi xướng tại COP26 ở Glasgow, Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP), được coi là mô hình sáng tạo để thoát khỏi nhiên liệu hóa thạch ở các nước đang phát triển, đang dần được triển khai, đặc biệt là với hai quốc gia châu Phi.
Mô hình JETP của Liên minh châu Âu được công bố lần đầu tiên vào năm 2021 với Nam Phi. Thông thường, mối quan hệ đối tác hướng tới các quốc gia có thu nhập trung bình có lượng khí thải lớn để cung cấp tài chínhnhằm giúp họ đẩy nhanh quá trình khử cacbon trong nền kinh tế.
Do đó, JETP kết hợp một số loại khoản vay và trợ cấp thông qua khu vực công và tư nhân với các cải cách chính sách, các biện pháp nâng cao năng lực và các biện pháp khác nhằm xúc tác chuyển đổi kinh tế rộng hơn, đồng thời tạo cơ hội cho khu vực tư nhân ở các nước G7.
Sự đa dạng của các công cụ tài chính này cũng đi kèm với sự đa dạng của các chủ thể. Do đó, mỗi dự án JETP đều do một quốc gia G7 lãnh đạo, trong khi chính phủ các nước khác cũng như EU đóng vai trò hỗtrợ. Các chủ thểcũng bao gồm các ngân hàng phát triển đa phương cũng như các nhà cho vay khu vực tư nhân và các công ty G7 trong lĩnh vực năng lượng và các lĩnh vực liên quan.
Về phía các quốc gia được hưởng lợi, các cuộc đàm phán do chính phủ chủ trì nhưng tập trung vào sự tham gia của nhiều bên liên quan, bao gồm các tổ chức công đoàn và các thành viên khác của xã hội dân sự, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư.
Với nhiều chủ thể như vậy cũng khiến dự án JETP trở nên phức tạp hơn và theo các quan chức của Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên bang Đức, điều này có thể làm phức tạp thêm các cuộc đàm phán do số lượng người tham gia quá đông và hạn chế số lượng thỏa thuận có thể được ký kết.
Bội Nghi/nangluongquocte.petrotimes.vn
AFP
Nguồn: https://nangluongquocte.petrotimes.vn/g7-xay-dung-quan-he-doi-tac-chuyen-doi-nang-luong-cong-bang-o-chau-phi-706120.html