Để đáp ứng cho Quy hoạch điện VIII và triển khai các mục tiêu cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị COP 26 về trung hoà các bon vào năm 2050, nhu cầu nhập khẩu LNG được dự báo sẽ đạt khoảng 14-18 tỷ m3 khí vào năm 2030 và 13-16 tỷ m3 khí vào năm 2045.
Để đáp ứng cho Quy hoạch điện VIII và triển khai các mục tiêu cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị COP 26 về trung hoà các bon vào năm 2050, nhu cầu nhập khẩu LNG được dự báo sẽ đạt khoảng 14-18 tỷ m3 khí vào năm 2030 và 13-16 tỷ m3 khí vào năm 2045.
Theo Bộ Công Thương, từ nay đến năm 2030 sẽ có 13 dự án nhiệt điện khí LNG với tổng công suất 24.000 MW được đưa vào hoạt động
Cụ thể hóa COP26 từ việc phát triển nhiệt điện khí LNG
Song, một vấn đề đặt ra hiện nay trong phát triển nhiệt điện khí là nguồn cung và giá khí hoá lỏng hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu.
Theo ông Bùi Quốc Hùng, Phó cục trưởng cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương), việc nhập khẩu LNG phải theo các thông lệ mua bán LNG quốc tế, Việt Nam hiện chưa có bộ tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến thiết kế, xây dựng và vận hành các cơ sở hạ tầng phục vụ nhập khẩu.
Bên cạnh đó vấn đề kho chứa là thách thức lớn, hiện nước ta mới chỉ có một kho tại Bà Rịa- Vũng Tàu, ngoài ra còn nhiều kho chứa LNG đang trong giai đoạn lập kế hoạch xây dựng trên toàn quốc.
Trong những năm gần đây, đặc biệt từ sau Hội nghị các bên về biến đổi khí hậu COP 21, nhu cầu khí hoá lỏng trên thế giới tăng đáng kể, thống kê cho thấy, nhu cầu LNG trên thế giới tăng với nhịp độ bình quân 6,3%/ năm
Việc khánh thành Kho cảng Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) Thị Vải mới đây đã mở đường đưa sản phẩm khí thiên nhiên hóa lỏng LNG nhập khẩu với quy mô lớn nhất từ trước tới nay 1 triệu tấn/năm có mặt tại thị trường Việt Nam, đánh dấu bước đầu thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển hạ tầng nhập khẩu LNG của đất nước theo đúng chỉ đạo Nghị quyết 55/NQ-BCT của Bộ Chính trị với yêu cầu phải chú trọng phát triển nhanh chóng nhiệt điện khí LNG đồng thời phải ưu tiên phát triển hạ tầng nhập khẩu LNG.
Tuy nhiên, từ nay đến năm 2030, còn 7 năm nữa khi các dự án khí hoá lỏng triển khai đi vào vận hành, nếu chúng ta không nhanh chóng tháo gỡ những vướng mắc thì việc triển khai các dự án khí hoá lỏng sẽ gặp trở ngại lớn, ảnh hưởng tới việc cùng cấp khí cho các nhà máy điện
Cũng theo ông Hùng, để giải quyết những tồn tại vướng mắc thì cần phải ban hành cơ chế đặc thù riêng cho phát triển điện khí LNG, có những có chế cần thiết phải trình lên Quốc hội xin ý kiến.
Bên cạnh đó sớm ban hành các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn quốc gia để có cơ sở áp dụng, đồng thời các doanh nghiệp, chủ đầu tư cần nâng cao năng lực và trình độ công nghệ của ngành năng lượng, cũng như đẩy mạnh trình độ KHCN để vận hành, làm chủ các công nghệ liên quan đến năng lượng sạch, ít phát thải …
QUỲNH HOA/media.chinhphu.vn
Nguồn: https://media.chinhphu.vn/cu-the-hoa-cop26-tu-viec-phat-trien-nhiet-dien-khi-lng-102231122175912328.htmQUỲNH HOA