Hotline:
0983 83 9099
Email: info@nlcs.com
Tìm kiếm
Trang chủ
Giới thiệu
Tầm Nhìn & Sứ Mệnh
Tin mới
Năng lượng sạch
Năng lượng gió
Năng lượng mặt trời
Năng lượng tái tạo
Năng lượng phát triển
Bảo vệ môi trường
Cuộc sống xanh
Năng lượng tinh thần
Góc nhìn cuộc sống
Khoa học công nghệ
Nghiên cứu - Ứng dụng
Chuyên đề
Clip TV
Trang chủ
Tin mới
Bình Thuận đề xuất Trung ương về các nguồn lực để phát triển du lịch
05/02/2023
Bình Thuận đề xuất, kiến nghị với Trung ương quan tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong huy động nguồn lực, nhất là nguồn lực đất đai.
Sáng 5-2, tại Bình Định, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị triển khai chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 03-11-2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và xúc tiến đầu tư vùng.
Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận Dương Văn An (thứ 2 từ phải sang) giới thiệu với Thủ tướng gian hàng sản phẩm của Bình Thuận. Ảnh BT.
Tham dự hội nghị còn có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, các bộ trưởng; 14 bí thư, chủ tịch các tỉnh thành từ Thanh Hóa đến Bình Thuận; các hiệp hội doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Hội nghị diễn ra với chủ đề “Liên kết - Đột phá từ kinh tế biển - Phát triển nhanh và bền vững”.
Là tỉnh có 192 km bờ biển là một trong 28 tỉnh, thành phố giáp biển của cả nước, có vị trí cầu nối, gắn kết kinh tế, quốc phòng giữa các địa phương của vùng Đông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, tỉnh Bình Thuận đã có tham luận và những đề xuất quan trọng.
Bình Thuận có nhiều sự đa dạng đặc trưng về địa hình, thổ nhưỡng, tài nguyên; không chỉ có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú gắn với biển, đảo, khí hậu ôn hòa, nắng ấm quanh năm, thích hợp cho loại hình du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc, phục hồi sức khỏe.
Bình Thuận còn có cả hệ sinh thái rừng nhiệt đới Nam Tây Nguyên với nhiều hồ, thác, đồi, núi, tạo nên các khu vực có khí hậu mát mẻ, thích hợp cho loại hình du lịch khám phá, mạo hiểm, sinh thái nghỉ dưỡng.
Đặc biệt là hệ sinh thái cồn cát với các cồn cát di động phát triển trên dạng địa hình thấp, độ cao trung bình từ 5 - 20m so với mặt biển, vào mùa khô, các hạt cát bay theo gió biển tạo ra hiện tượng cồn cát di động rất đặc biệt chỉ có ở hệ sinh thái vùng cát ven biển, thích hợp cho các hoạt động du lịch trải nghiệm, mạo hiểm, chụp ảnh nghệ thuật…
Bình Thuận có lợi thế 192km bờ biển rất đẹp. Ảnh PN.
Du lịch gắn với nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiện cũng đang là một hướng đi mới nhằm phát huy hết tiềm năng, lợi thế vốn có của tỉnh.
Bình Thuận xác định rất rõ tầm quan trọng và vai trò đóng góp của du lịch trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là phát triển du lịch bền vững.
Từ năm 1995 đến nay, tỉnh đã ban hành 6 Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch. Qua mỗi giai đoạn đã dần nâng cao vị trí của du lịch trong cơ cấu phát triển kinh tế của tỉnh; theo đó, từ xác định du lịch là ngành kinh tế trọng điểm, đến là ngành kinh tế mũi nhọn và hiện nay là một trong ba trụ cột, bên cạnh nông nghiệp chất lượng cao và công nghiệp năng lượng sạch.
Sản phẩm du lịch của Bình Thuận ngày càng hấp dẫn, phong phú với hệ thống cơ sở lưu trú du lịch liên tục phát triển, chất lượng ngày càng cao.
Thanh long là thế mạnh rất lớn của Bình Thuận. Ảnh BT.
Toàn tỉnh hiện có khoảng 600 cơ sở lưu trú du lịch đạt chuẩn với tổng số 17.433 phòng và khoảng 1.000 căn hộ, biệt thự du lịch; trong đó, có 4 cơ sở xếp hạng 5 sao, 26 cơ sở xếp hạng 4 sao, 16 cơ sở xếp hạng 3 sao.
Lượng khách du lịch đến tỉnh tăng trưởng ổn định. Ngành du lịch đã có bước phát triển lớn, đạt những kết quả quan trọng, lượng khách du lịch đến tỉnh tăng ở mức bình quân 12,3%/năm; doanh thu từ du lịch có mức tăng trưởng khá, bình quân 25,8%/năm; bình quân công suất sử dụng phòng đạt từ 50% - 70%.
Mặc dù du lịch tỉnh Bình Thuận đạt được sự phát triển đáng khích lệ và trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của tỉnh nhưng vẫn còn những hạn chế có tính chất cơ bản như Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị đã chỉ ra, đòi hỏi Bình Thuận cần sớm có những giải pháp thật sự trọng tâm, then chốt và quyết liệt hơn trong hành động và tổ chức thực hiện, thay đổi cách tư duy, tiếp cận mới như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là "cung cấp những dịch vụ mà khách du lịch cần chứ không chỉ cái chúng ta sẵn có".
Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 26-NQ/TW của Bộ Chính trị, tỉnh Bình Thuận đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành Trung ương quan tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong huy động nguồn lực, nhất là nguồn lực đất đai như sớm hoàn thiện việc sửa đổi Luật Đất đai và các luật khác có liên quan... để có thể chuẩn bị tốt quỹ đất và huy động được nguồn lực quan trọng này trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển du lịch, đô thị nói riêng.
Sớm xem xét, phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2030 và khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia để tạo điều kiện khai thác quỹ đất, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực ven biển.
Có chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư nhiều hơn nữa đối với các dự án có mục tiêu đầu tư vào phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.
Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sớm triển khai việc phối hợp với các địa phương thực hiện việc đánh giá tài nguyên du lịch theo Luật Du lịch 2017 để giúp các địa phương có cơ sở hoạch định các giải pháp, chính sách đầu tư phù hợp nhằm bảo tồn, phát huy và khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch trên địa bàn một cách hiệu quả, ổn định và bền vững.
Đề nghị Bộ Xây dựng sớm hoàn thiện và ban hành bộ tiêu chí về đô thị xanh để các địa phương có cơ sở áp dụng thực hiện.
“Năm 2023, Bình Thuận vinh dự được lựa chọn là điểm đến tổ chức Năm Du lịch quốc gia với chủ đề “Bình Thuận – Hội tụ xanh”. Nhân hội nghị này, tỉnh Bình Thuận kính mong các bộ, ban, ngành, các tỉnh, thành bạn ủng hộ để tỉnh tổ chức thành công Năm Du lịch quốc gia, góp phần nâng cao hình ảnh Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới”, tham luận của UBND tỉnh Bình Thuận kết luận.
PHƯƠNG NAM
Các tin khác
22/10/2024
Không để thiếu điện trong năm 2025
13/09/2024
Sửa Luật Điện lực: Nhà đầu tư vẫn băn khoăn về điện mặt trời mái nhà
31/05/2024
Lâm Đồng nhiều dự án điện gió chậm tiến độ
24/05/2024
Người khổng lồ châu Âu muốn bán các dự án năng lượng mặt trời trị giá 1,8 tỷ USD tại Mỹ
08/05/2024
Bản tin Năng lượng xanh: Đức cần đầu tư 721 tỷ EUR để đạt mục tiêu năng lượng tái tạo năm 2030
01/05/2024
Bản tin Năng lượng xanh: Các công ty năng lượng mặt trời Mỹ tìm cách áp mức thuế mới đối với hàng nhập khẩu châu Á
01/05/2024
Hàng loạt BĐS “vàng” được nêu trong vụ ly hôn của cựu Giám đốc Sở tỉnh Quảng Nam
26/04/2024
BCG Land đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận 2024 tăng trưởng gấp 3 lần, thực hiện chiến lược M&A trở thành nhà phát triển BĐS hàng đầu Việt Nam
Chuyên mục
Tin Nổi Bật
Bamboo Capital (BCG) nhận tài trợ 11.000 tỷ đồng từ TPBank đầu tư vào điện gió, điện mặt trời
Long An khánh thành nhà máy điện mặt trời trên 1.000 tỉ đồng
Khánh thành Nhà máy điện mặt trời BCG-CME Long An 1
BCG Energy khánh thành Nhà máy điện mặt trời VNECO Vĩnh Long 49,3 MW
Khởi động dự án điện mặt trời 100MW tại Long An