1. Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo
Năng lượng tái tạo ngày càng trở nên phổ biến trong những năm gần đây, và các chuyên gia đều đồng ý rằng việc sử dụng các hệ thống tái tạo sẽ tăng lên vào năm 2023. Người sáng lập và Giám đốc điều hành của Eco Energy Geek Adam Smith cho biết, năng lượng mặt trời và gió dự kiến sẽ là những dạng năng lượng tái tạo phổ biến nhất, do chi phí tương đối thấp và mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, thủy điện và năng lượng địa nhiệt cũng được kỳ vọng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của thế giới.
Theo trang Nationalgrid, khoảng 40% lượng khí thải toàn cầu đến từ các tòa nhà, và hầu hết trong số này là do cách chúng ta sưởi ấm. Trong khi đó, biện pháp lắp đặt nồi hơi đốt gas tiêu chuẩn hoặc lắp đặt máy bơm nhiệt giúp giảm ngay lập tức khoảng 80% lượng khí thải carbon, đó là một lựa chọn sẽ có tác động đáng kể đến môi trường. Ngoài ra, một máy bơm nhiệt sẽ hoạt động hiệu quả gấp 3 lần so với nồi hơi, do đó nó cũng có thể tiết kiệm một khoản tiền lớn cho hóa đơn năng lượng. Hiện tại, chênh lệch về chi phí vẫn là nguyên nhân chính khiến người dân vẫn ưu tiên sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nhưng nhiều người dự đoán rằng vào năm 2023, các chi phí đó sẽ trở nên tương đương, thúc đẩy người dân mong muốn chuyển đổi sang năng lượng sạch.
2. Tăng cường sản phẩm tái chế, tái sử dụng
Tái chế được coi là một trong những cân nhắc quan trọng về môi trường đối với các quốc gia trên thế giới. Các nhà sản xuất ở tất cả các lĩnh vực từ thực phẩm đến sản xuất bán lẻ đang cho thấy nỗ lực giảm thiểu và tái chế bao bì, đồng thời khuyến khích người tiêu dùng cũng làm điều tương tự. Một số doanh nghiệp đã lên kế hoạch ước tính số lượng đơn hàng, theo đó họ có thể tạo ra số lượng bao bì cần thiết để tránh lãng phí quá nhiều.
Báo cáo mới nhất của Smithers Pira dự báo rằng, tỷ lệ phần trăm tái chế trong bao bì nhựa sẽ tăng lên do các thương hiệu bán lẻ cam kết sử dụng nhiều nguyên liệu tái chế hơn. Họ cũng lưu ý rằng khi các Chính phủ bắt đầu đặt ra các mục tiêu tái chế nghiêm ngặt, xu hướng này sẽ tăng lên ở tất cả các cấp độ kinh doanh.
Việc mua, tái sử dụng các sản phẩm và vật liệu cũ đã qua sử dụng cũng ngày càng phổ biến. Không chỉ vì làm giảm đáng kể tác động môi trường của quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm mới, mà nó còn cắt giảm chi phí chi tiêu cho hàng triệu người tiêu dùng. Chúng ta có thể giảm đáng kể lượng khí thải carbon bằng cách mua và sử dụng hàng hóa một cách thiết thực hơn. Lợi ích của xu hướng này là có thể áp dụng cho nhiều sản phẩm khác nhau, từ quần áo và bao bì đến đồ nội thất và vật liệu. Các chuyên gia dự đoán rằng, thị trường quần áo cũ sẽ có trị giá hơn 282 triệu USD vào năm 2032. Nhu cầu mua đồ cũ tăng đột biến được thúc đẩy bởi cơ sở người tiêu dùng muốn giảm ô nhiễm, biến đổi khí hậu và thực hành lao động phi đạo đức, cũng như thế hệ trẻ, những người đang phải đối mặt với sự bất ổn về tài chính nhiều.
3. Cải thiện giao thông và cơ sở hạ tầng
Xu hướng này đang được các quốc gia đặc biệt quan tâm, đặc biệt tăng cường lựa chọn giao thông bền vững. Điều này là do nhận thức ngày càng tăng về tác động môi trường của các phương thức vận chuyển truyền thống, chi phí nhiên liệu cao và sự sẵn có của các lựa chọn bền vững hơn.
Bên cạnh việc sử dụng ô tô điện, xe buýt và xe tải, các quốc gia xanh cũng khuyến khích sử dụng nhiều hơn phương tiện giao thông công cộng hoặc xe đạp. Tại châu Âu, nhiều thành phố đã tăng cường nỗ lực giảm sử dụng ô tô bằng cách miễn phí phương tiện giao thông công cộng, bao gồm Malta, Luxembourg (Bỉ), Tây Ban Nha và nhiều thành phố khác. Nghiên cứu từ Đại học Oxford cũng chỉ ra rằng sử dụng xe đạp thay vì ô tô, chỉ một lần một ngày, có thể giảm 67% lượng khí thải carbon của một người. Điều đó cho thấy rằng ngay cả khi không thể thay thế mọi chuyến đi bằng ô tô, khả năng giảm lượng khí thải vẫn rất cao.
Rõ ràng là giao thông vận tải đã và đang là lĩnh vực mà hầu hết các quốc gia đang cố gắng cải thiện, và với những nỗ lực ngày càng tăng, thế giới có thể kỳ vọng sẽ thấy nhiều sự phát triển hơn nữa trong lĩnh vực này vào năm 2023.
4. Giảm lãng phí thực phẩm
Lãng phí thực phẩm đã trở thành một mối quan tâm ngày càng sâu sắc trên toàn cầu trong thập kỷ qua. Theo nghiên cứu gần đây của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), mỗi năm khoảng 1/3 tổng số thực phẩm trên toàn thế giới bị lãng phí. Lượng chất thải từ thực phẩm đó tác động đến nhiều mặt của môi trường - chất lượng đất và nước, tạo ra mùi nguy hiểm và hóa chất độc hại, làm tăng nhu cầu về các bãi chôn lấp. Vì vậy, các chuyên gia dự đoán rằng giảm lãng phí thực phẩm sẽ được ưu tiên hàng đầu trong chương trình phát triển bền vững của tất cả các quốc gia.
Một trong những xu hướng lớn nhất là ủ phân hữu cơ, điều mà cả doanh nghiệp và người tiêu dùng đều có thể làm được. Cụ thể, chất thải hữu cơ giải phóng khí metan - một loại khí nhà kính mạnh. Tuy nhiên, khi được phép phân hủy tự nhiên, chất thải hữu cơ sẽ trở thành phân hữu cơ thải ra lượng khí thải ít hơn 50%. Máy ủ phân ngày nay rất hiện đại, không có mùi và sử dụng điện. Khi các công ty tung ra nhiều mẫu mã thân thiện với môi trường hơn và các mẫu mã có thể phân hủy nhựa.
Theo báo cáo, khoảng 72% chất thải ở các bãi chôn lấp có thể được ủ thành phân thay thế. Một số bang ở Mỹ đã thực thi luật ủ phân hữu cơ. Bang Oregon và Washington hiện yêu cầu tất cả các doanh nghiệp phải ủ chất thải hữu cơ. Đối phó với tình trạng lãng phí thực phẩm thì giải pháp ủ phân hữu cơ tương đối dễ thực hiện, và do đó, chắc chắn sẽ được các nước tăng cường bằng cách luật hóa như Mỹ đã làm.
5. Ưu tiên sử dụng vật liệu bền vững
Hiện nay, thời trang bền vững được đánh giá cao trong dự đoán xu hướng cho năm 2023, và việc sử dụng các vật liệu bền vững ngày càng tăng. Các nhà sản xuất tăng cường thay thế các vật liệu đóng gói, sợi quần áo và thậm chí cả vật liệu xây dựng bằng các lựa chọn bền vững hơn. Ví dụ, trong sản xuất bao bì, có xu hướng sử dụng tre thay vì nhựa sử dụng một lần. Trong thời trang, tre, gai dầu và bông hữu cơ đang trở thành lựa chọn thường xuyên hơn của các nhà sản xuất.
Động thái tương tự cũng được các nhà sản xuất nội thất quan tâm. Người sáng lập Ilampadman.com Ilam Padmanabhan cho biết, từ năm 2023, “nhu cầu về vật liệu xây dựng nhà ở bền vững sẽ tăng lên, tre, len và nứa ngày càng trở nên phổ biến vì chúng thân thiện với môi trường, độ bền cao và cũng hợp thời trang. Ngoài ra, vật liệu xây dựng nhà bền vững thường có lợi cho sức khỏe, vì chúng có thể cải thiện chất lượng không khí trong nhà và cách nhiệt. Một xu hướng dường như xuất hiện thường xuyên hơn trong các vật liệu thay cho gỗ là tre - sản phẩm đa năng này đang trở thành sự lựa chọn hàng đầu trong nhiều lĩnh vực. Bởi loại vật liệu này có rất nhiều ưu điểm: chịu lực tốt, chống nước và chi phí sản xuất rẻ hơn. Hơn nữa, tre giải phóng nhiều oxy hơn và hấp thụ lượng carbon dioxide gấp 4 lần.
Trên mọi lĩnh vực, các vật liệu mới và vật liệu thay thế đang bắt đầu trở thành xu hướng chủ đạo. Từ năm tới, chúng ta có thể thấy nhiều cách sử dụng hơn cho những vật liệu này và sự ra đời của những vật liệu mới.