Oman - nhà vô địch trong ngành hydrogen “tái tạo” tại Trung Đông

Trong một báo cáo được công bố vào ngày 14/6, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhấn mạnh: Vương quốc Hồi giáo Oman có “tiềm năng trở thành một trong những nhà sản xuất hydrogen tái tạo cạnh tranh nhất” trên toàn thế giới.

Oman - nhà vô địch trong ngành hydrogen “tái tạo” tại Trung Đông

Tiềm lực mạnh mẽ để trở thành nhà vô địch hydrogen “tái tạo”.

Oman là một quốc gia vùng Trung Đông, nằm ở phía nam bán đảo Ả Rập. Vương quốc Hồi giáo này có diện tích tương đương với Ý, nhưng chỉ có dân số là khoảng 4,5 triệu người, đứng thứ 13 trong vùng. Cũng như những nước láng giềng, hydrocarbon đóng vai trò trung tâm trong nền kinh tế của Oman. Tại nơi này, xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt chiếm gần 60% thu nhập của đất nước.

Nhưng Vương quốc Hồi giáo Oman cũng lệ thuộc rất nhiều vào hydrogen “tái tạo”, được sản xuất bằng phương pháp điện phân với dòng điện sản xuất từ những nguồn tái tạo. Để thực hiện ván cược vào hydrogen “tái tạo”, Oman tận dụng nguồn tài nguyên tái tạo dồi dào của mình (dẫn đầu là năng lượng mặt trời và năng lượng gió trên bờ) và vị trí địa lý đặc quyền “để tiếp cận những thị trường nhập khẩu chính như châu Âu và Nhật Bản.

Nhìn chung, quốc gia này có kế hoạch sản xuất ít nhất 1 triệu tấn hydrogen “tái tạo” mỗi năm kể từ năm 2030, với khả năng lên đến 3,75 triệu tấn/năm vào năm 2040 và 8,5 triệu tấn/năm vào giữa thế kỷ 21 (nhiều hơn tổng nhu cầu hàng năm của châu Âu hiện nay).

Dựa vào những dự án về hydrogen được công bố vào cuối năm 2022, IEA ước tính: Oman “sẽ trở thành nước xuất khẩu hydrogen lớn thứ 6 trên toàn thế giới vào năm 2030” và là nước xuất khẩu lớn nhất ở Trung Đông. Để đạt những cột mốc trên, Oman sẽ phải đẩy mạnh triệt để sản xuất năng lượng tái tạo của họ: “Cần khoảng 50 TWh điện để đạt được mục tiêu của năm 2030. Sản lượng này còn lớn hơn cả quy mô hiện tại của toàn bộ hệ thống điện trong nước”. IEA dự báo, tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu điện năng của Oman có thể tăng lên 20% vào năm 2030 và 39% vào năm 2040. Còn hiện nay, tỷ trọng khí đốt tự nhiên chiếm gần như toàn bộ cơ cấu điện của nước này.

Báo cáo nêu rõ: Trong tương lại, Oman có thể xuất khẩu hydrogen tái tạo dưới dạng amoniac “và ưu tiên vận chuyển hydrogen bằng đường biển”. Để đạt được mục tiêu này, cơ sở hạ tầng cho amoniac cần được tăng cường đáng kể. Oman hiện xuất khẩu gần 200.000 tấn amoniac/năm. Nếu thật sự xuất khẩu hydrogen tái tạo dưới dạng amoniac, vào năm 2030, vương quốc này “cần có năng lực xuất khẩu cao gấp 20 - 30 lần” hiện nay.

 

Ngọc Duyên

Nguồn:https://nangluongquocte.petrotimes.vn/oman-nha-vo-dich-trong-nganh-hydrogen-tai-tao-tai-trung-dong-687233.html