Quy định về cơ chế DPPA sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động mua
bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ NLTT và khách hàng sử dụng
điện lớn.
Cụ thể, Bộ Công Thương vừa có Công văn số 202/BC-BCT ngày 24/10/2023 báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc nghiên cứu xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA).
Cơ chế mua bán điện trực tiếp từ các dự án năng lượng tái tạo sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp
Đẩy nhanh tiến độ triển khai DPPA
Cụ thể, Bộ Công Thương đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ
về tình hình triển khai nghiên cứu xây dựng cơ chế DPPA tại các Báo cáo
số 105/BC-BCT ngày 25/7/2023, số 158/BC-BCT ngày 13/9/2023 và số
180/BC-BCT ngày 5/10/2023.
Tại
Công văn số 202/BC-BCT ngày 24/10/2023, Bộ Công Thương cho biết, mục
tiêu của cơ chế DPPA bao gồm: Đáp ứng xu hướng sử dụng năng lượng sạch
của khách hàng; Góp phần thu hút đầu tư vào việc phát triển bền vững
năng lượng tái tạo, bảo vệ môi trường; Là bước chuẩn bị cần thiết để
chuyển sang vận hành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh tại Việt Nam.
Việc
xây dựng và ban hành các loại văn bản này là điều kiện tiên quyết để
đảm bảo giá bán lẻ cho từng khách hàng lớn phản ánh đúng và đầy đủ các
chi phí, tránh gây thất thoát tài sản của nhà nước và đảm bảo công bằng
giữa các doanh nghiệp FDI và các khách hàng khác. Do đó, thời gian áp
dụng mô hình phụ thuộc vào tiến độ xây dựng, sửa đổi và hiệu lực các văn
bản này.
Hiện
tại, các quy định về “giá phân phối điện”, “giá điều độ vận hành hệ
thống điện và giá điều hành giao dịch thị trường điện lực” đã được Bộ
Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính kiến nghị bổ sung vào Luật Giá và
đã được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2023 và có hiệu lực từ ngày
1/7/2024.
Quy định rõ đối tượng được áp dụng cơ chế DPPA
Với
dự thảo lần này, áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia cơ chế
mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng, cụ thể như
sau: Đơn vị phát điện sở hữu nhà máy điện gió hoặc mặt trời đấu nối vào
hệ thống điện quốc gia và có công suất đặt từ 10 MW trở lên.
Khách hàng sử dụng điện lớn là các tổ chức, cá nhân đang mua điện phục vụ cho mục đích sản xuất từ cấp điện áp từ 22 kV trở lên.
Các
đơn vị điện lực tham gia: Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Đơn vị điều độ hệ
thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện; Đơn vị bán lẻ điện.
Đáng
chú ý, quy định chung, đối với trường hợp mua bán điện giữa đơn vị phát
điện và khách hàng thông qua đường dây kết nối trực tiếp, hai bên có
trách nhiệm thực hiện theo các quy định hiện hành cụ thể: Đơn vị phát
điện có trách nhiệm thực hiện việc đầu tư xây dựng dự án điện phù hợp
với quy hoạch phát triển điện lực.
Đơn
vị phát điện có trách nhiệm thực hiện quy định liên quan đến việc cấp
phép hoạt động điện lực theo Quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép
hoạt động điện lực do Bộ Công Thương ban hành.
Đơn
vị phát điện và khách hàng có trách nhiệm thực hiện các quy định về mua
bán điện, giá bán điện theo quy định tại Luật Điện lực và Quy định về
thực hiện giá bán điện do Bộ Công Thương ban hành.
Bên
cạnh đó dự thảo cũng đề cập việc mua bán điện của đơn vị phát điện
thông qua thị trường điện giao ngay: Đơn vị phát điện ký hợp đồng với
Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo mẫu do Bộ Công Thương ban hành để tham
gia Thị trường bán buôn điện cạnh tranh và bán điện năng của nhà máy
điện lên thị trường điện giao ngay. Hợp đồng mua bán điện giữa đơn vị
phát điện và Tập đoàn điện lực Việt Nam sẽ được chuyển sang thực hiện
theo quy định mới có liên quan phù hợp với từng cấp độ phát triển của
thị trường điện.
Đơn vị phát điện
có trách nhiệm thực hiện đăng ký tham gia thị trường bán buôn điện cạnh
tranh theo quy định tại Thông tư quy định vận hành thị trường bán buôn
điện cạnh tranh do Bộ Công Thương ban hành.
Công
bố công suất của nhà máy điện: Đơn vị phát điện có trách nhiệm gửi công
bố công suất của nhà máy điện cho đơn vị vận hành hệ thống điện và thị
trường điện theo quy định tại Thông tư quy định vận hành thị trường bán
buôn điện cạnh tranh do Bộ Công Thương ban hành.
Căn
cứ số liệu công suất dự báo do đơn vị phát điện cung cấp, đơn vị vận
hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm so sánh, đối chiếu
với giá trị công suất dự báo từ các nguồn dự báo độc lập khác và thực
hiện lập lịch huy động các nhà máy điện theo quy định tại Thông tư quy
định về hệ thống điện truyền tải, Thông tư quy định vận hành thị trường
bán buôn điện cạnh tranh do Bộ Công Thương ban hành và các quy định pháp
luật khác có liên quan.
Đơn vị
vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm tính toán các
khoản doanh thu của Đơn vị phát điện trên thị trường điện giao ngay
trong chu kỳ thanh toán. Khoản thanh toán trên thị trường điện giao ngay
trong từng chu kỳ giao dịch được tính toán theo sản lượng điện đo đếm
của đơn vị phát điện nhân với giá thị trường điện giao ngay do đơn vị
vận hành hệ thống điện và thị trường điện tính toán, công bố theo quy
định tại Thông tư quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh
do Bộ Công Thương ban hành.
Liên
quan đến vấn đề trách nhiệm: Bộ Công Thương sẽ thực hiện nhiệm vụ nghiên
cứu xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên
quan thuộc thẩm quyền ban hành để đảm bảo triển khai thực hiện cơ chế
mua bán điện trực tiếp.
Đồng
thời, chủ trì, phối hợp với các bộ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan
triển khai thực hiện cơ chế mua bán điện trực tiếp; hướng dẫn, theo
dõi, giám sát và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển
khai thực hiện cơ chế mua bán điện trực tiếp theo thẩm quyền.
Bộ
Tài chính có trách nhiệm: Hướng dẫn các bên tham gia cơ chế mua bán
điện trực tiếp đối với nội dung liên quan đến hợp đồng kỳ hạn dạng chênh
lệch, cơ chế thuế giá trị gia tăng của hợp đồng kỳ hạn dạng chênh lệch
và các nội dung khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.
Việt Duy
Nguồn:https://congthuong.vn/nhieu-lua-chon-cho-khach-hang-tu-co-che-mua-ban-dien-truc-tiep-281276.html