Vì sao không nên đặt cược tất cả vào năng lượng tái tạo?

Theo giám đốc điều hành của gã không lồ năng lượng Eni (Ý), châu Âu phải đưa khí đốt tự nhiên vào kế hoạch chuyển dịch năng lượng dài hạn của mình.

 

 

Vì sao không nên đặt cược tất cả vào năng lượng tái tạo?

Thủ tướng Ý Mario Draghi (giữa) đứng cạnh Tổng thống Algeria Abdelmadjid Tebboune trong khi Chủ tịch Sonatrach Toufik Hakkar (trái) và Giám đốc điều hành ENI Claudio Descalzi bắt tay sau khi ký thỏa thuận khí đốt, tại Palazzo Chigi ở Rome, ngày 26 tháng 5 năm 2022.

Đối với Eni, khí đốt là một yếu tố thiết yếu cho quá trình chuyển dịch năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng và giảm giá nhiên liệu tại châu Âu.

Thật vậy, ông Claudio Descalzi - Giám đốc điều hành của Eni cho biết, châu Âu không thể chỉ dựa vào năng lượng tái tạo để thực hiện chiến lược chuyển dịch năng lượng của mình, vì một mình năng lượng tái tạo không có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của các quốc gia.

Giám đốc điều hành của Eni tin rằng, châu Âu phải kết hợp năng lượng tái tạo với những giải pháp khác, chẳng hạn như khí đốt. Hơn nữa, chính sách áp trần giá khí đốt không phải là một giải pháp khả thi cho cuộc khủng hoảng năng lượng. Ngoài ra, tình trạng thiếu khí đốt trong kế hoạch chuyển dịch sẽ làm trì hoãn các khoản đầu tư dài hạn cần thiết.

Chưa kể, ông Claudio Descalzi cho rằng, vấn đề bùng nổ giá chỉ ảnh hưởng nhẹ đến nhu cầu khí đốt tự nhiên ở châu Âu. Vì vậy, nhu cầu khí đốt của châu Âu sẽ không có sự biến động. Nói cách khác, châu Âu chỉ còn cách tăng nguồn cung để giảm giá.

Những ý kiến ủng hộ

Ý tưởng đưa khí đốt vào quá trình chuyển dịch dài hạn ở châu Âu đã nhận được sự ủng hộ từ nhiều nhân vật trong ngành công nghiệp năng lượng. Thật vậy, Bộ trưởng Bộ năng lượng của Algeria rất ủng hộ ý tưởng đầu tư dài hạn vào lĩnh vực khí đốt. Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ và Môi trường của Bahrain thì lo lắng về những khó khăn sắp tới trong việc cấp vốn cho các dự án nhiên liệu hóa thạch.

Mặt khác, các ngân hàng phải tôn trọng bộ tiêu chuẩn ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) của họ, vì những tiêu chuẩn đó có vài phần ảnh hưởng đến số vốn mà các ngân hàng rót vào nhiên liệu hóa thạch. Vì vậy, những dự án hydrocarbon, nhất là khí đốt tự nhiên, đang gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tìm kiếm nguồn tài chính.

Do đó, Giám đốc điều hành của Eni và các bộ trưởng năng lượng của Bahrain và Algeria đề nghị thực hiện đầu tư dài hạn cho khí đốt. Tuy nhiên, tại châu Âu, những dự án này sẽ đối mặt với hai khó khăn: Không thể duy trì trong dài hạn và khó tìm được nguồn tài chính hỗ trợ.

 

Ngọc Duyên

Nguồn:https://nangluongquocte.petrotimes.vn/vi-sao-khong-nen-dat-cuoc-tat-ca-vao-nang-luong-tai-tao-673429.html