Vì sao các gói trừng phạt không động chạm đến năng lượng hạt nhân của Nga?

EU đã áp đặt 8 gói trừng phạt chống lại Nga, nhưng năng lượng hạt nhân bị bỏ qua. Theo hãng thông tấn Nga đưa tin, Ủy ban châu Âu thậm chí chưa bao giờ đề xuất sử dụng các biện pháp kinh tế liên quan đến ngành công nghiệp điện hạt nhân của Nga, vì hậu quả sẽ quá nghiêm trọng đối với một số nước châu Âu.

Vì sao các gói trừng phạt không động chạm đến năng lượng hạt nhân của Nga?

Rosatom - em Tập đoàn hạt nhân khủng của Nga cho biết chưa gặp phải bất kỳ sự từ chối nghiêm trọng nào đối với nhiên liệu của mình ở nước ngoài.

Khi Liên minh châu Âu (EU) đấu tranh để "chia tay" với nhiên liệu hóa thạch của Nga, ngành công nghiệp điện hạt nhân của EU tiếp tục phụ thuộc vào Nga, nhập khẩu uranium trị giá hơn 200 triệu euro mỗi năm. Một số quốc gia, chẳng hạn như Đức và Ba Lan, đang tuyên bố cấm nhập khẩu, nhưng hiện tại, với 8 vòng trừng phạt đã được áp dụng, năng lượng hạt nhân đang bị bỏ qua, tờ Capital chia sẻ.

Các chuyên gia Nga cho rằng Rosatom là "player" quá lớn khiến phương Tây không thể dừng “chơi”. Ngay cả trong bối cảnh các chuyến bay trực tiếp bị cấm, các máy bay từ Liên bang Nga vẫn tiếp tục mang nhiên liệu đến các cơ sở châu Âu, Mỹ và mọi nơi trên thế giới.

Tờ Teknoblog của Nga tiết lộ, lý do phản đối việc áp dụng các biện pháp trừng phạt cũng giống như trong trường hợp khí đốt - sự phụ thuộc mạnh mẽ vào Moscow, đặc biệt là ở Đông và Trung Âu, nơi có 18 lò phản ứng hạt nhân do Nga thiết kế và phụ thuộc vào công nghệ, dịch vụ và nhiên liệu của Nga do Rosatom cung cấp. Điều này bao gồm 2 lò phản ứng ở Bulgaria, 6 ở Cộng hòa Séc, 2 ở Phần Lan, 4 ở Hungary, cùng một số ở Slovakia.

Nga cũng thừa nhân, vào cuối tháng 9/2022, 5 quốc gia châu Âu đã tuyên bố cấm hợp tác với Nga trong bất kỳ hoạt động hạt nhân nào và Đức đã bày tỏ sự ủng hộ một cách không chính thức. Sau vụ pháo kích vào nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã kêu gọi các biện pháp trừng phạt đối với ngành công nghiệp hạt nhân và nhiên liệu hạt nhân của Nga.

Phần Lan đã từ chối xây dựng nhà máy điện hạt nhân Hanhikivi. Nhưng bất chấp điều này, Rosatom vẫn tiếp tục nhận được giấy phép xây dựng các tổ máy điện ở nước ngoài.

Vattenfall của Thụy Điển đã từ bỏ kế hoạch cung cấp nhiên liệu hạt nhân của Nga cho các nhà máy điện hạt nhân địa phương. Đức tuyên bố rút đơn đăng ký đầu tư thành lập liên doanh sản xuất nhiên liệu hạt nhân tại nước này giữa TVEL và Framatome, và Alpha Lithium của Canada đã đình chỉ việc bán cổ phần trong một dự án lithium ở Argentina cho Uranium One Holding, một thành viên của Rosatom.

Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu chưa bao giờ đề xuất áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với năng lượng hạt nhân, vì hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn đối với một số quốc gia ở Đông Âu so với Nga, truyền thông Nga khẳng định.

Elena

Nguồn: https://petrotimes.vn/vi-sao-cac-goi-trung-phat-khong-dong-cham-den-nang-luong-hat-nhan-cua-nga-673599.html