Trung Quốc, quốc gia có lượng phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới đã đặt kế hoạch có đủ công suất năng lượng mặt trời và gió để tạo ra 1.200 gigawatt - tương đương với tất cả nhu cầu điện của Mỹ vào năm 2030.
Để biến gió và nắng thành năng lượng, trước tiên cần có rất nhiều đất. Lý tưởng là các địa điểm không có dân cư, nơi có thể lắp đặt hàng trăm tuabin gió và hàng nghìn tấm pin mặt trời. Tiếp theo, để đưa nguồn điện xanh đó đến các trung tâm thương mại đông dân cư còn cần một thứ khác: hàng nghìn km đường dây điện siêu cao áp (UHV-ultra-high voltage).
Ngày càng có nhiều đường dây điện chằng chịt trên khắp nước này. Chúng rất tốn kém, ồn ào và đối với nhiều người là làm tàn lụi cảnh quan. Nhưng hầu hết các quốc gia đều gặp khó khăn tương tự Trung Quốc khi những nơi tốt nhất để thu hoạch năng lượng gió và mặt trời lại xa những nơi cần chúng.
Hiện tại, đường dây siêu cao áp là giải pháp duy nhất và hầu hết nền kinh tế đang bị tụt hậu rất lớn. Brazil là quốc gia duy nhất còn lại có các tuyến UHV đang hoạt động hoàn chỉnh. Nước này có 2 tuyến, đều do một công ty Trung Quốc đã xây dựng (Trung Quốc thì có 30 tuyến UHV).
Vấn đề là khoảng cách và lưu trữ. Việc khai thác than cũng thường diễn ra xa các trung tâm đô thị, nhưng than và các nhiên liệu hóa thạch khác có thể được vận chuyển đến các nhà máy điện gần các thành phố hơn. Trong khi điều đó không hiệu quả với năng lượng tái tạo vì nắng, gió không thể chất lên xe tải để giao đi nơi khác.
Việc truyền các electron qua hàng nghìn km cần có dòng điện một chiều, càng lớn càng tốt. Điện áp càng cao, điện năng bị mất dần dần trên đường đi sẽ càng ít. Các đường dây UHV chạy từ Thanh Hải, Tân Cương và Vân Nam đến Bắc Kinh, Trùng Khánh và Giang Tô mang lượng điện tương đương với 10 nhà máy điện. Đó là lý do chúng phải được lắp rất cao khỏi mặt đất. Không chỉ vậy, vì điện áp rất cao, điện trường phá vỡ các phân tử không khí nên chúng tạo ra âm thanh rất ồn ào.
Để kết nối nguồn năng lượng này với lưới điện, Trung Quốc cần đầu tư một mạng lưới điện quốc gia mà theo ước tính sẽ mất 30 năm và tiêu tốn 300 tỷ USD. Nếu so với Mỹ, ngân sách phân bổ cho cơ sở hạ tầng lưới điện trong 10 năm gần đây là 65 tỷ USD.
Trang Nguyễn (Theo Reuter)
https://nangluongsachvietnam.vn/d6/vi-VN/news/Trung-Quoc-dat-ke-hoach-su-dung-nang-luong-tai-tao-6-8-14417