Tham vọng năng lượng tái tạo của các nền kinh tế mới nổi

Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Bloomberg ENF (BNEF), các nước đang phát triển đang nâng tầm chính sách năng lượng tái tạo của họ.

Tham vọng năng lượng tái tạo của các nền kinh tế mới nổi

Tiến bộ thực sự

BloombergNEF vừa phát hành ấn bản mới nhất của cuộc khảo sát Climatescope hàng năm. Theo báo cáo, 92% thị trường mới nổi đã đặt mục tiêu đầu tư phát triển năng lượng tái tạo. Thế nhưng, bản thân báo cáo lại nghi ngờ với những kết quả này. Tuy nhiên, trong khuôn khổ COP27, những nhân vật chính trị dường như thật sự rất quan tâm đến khí hậu.

Theo BloombergNEF, trong số 10 quốc gia đang phát triển, có 9 nước cam kết sẽ tiêu thụ năng lượng tái tạo với một sản lượng nhất định trong thời hạn cụ thể. Climatescope nhận định, giá nhiên liệu hóa thạch tăng là động lực thúc đẩy các quốc gia phản ứng. Trong khi đó, năng lượng tái tạo lại có giá hấp dẫn, càng tạo thêm động lực để theo đuổi các mục tiêu khí hậu.

Mặt khác, báo cáo nhận định, cũng có thể họ phản ứng vì nỗi sợ hãi thực sự trước tình trạng biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, đối với BloombergNEF, đây vẫn là thông báo mang tính bước ngoặt. Thật vậy, mức độ tương tác với chủ đề này đã tăng lên 82% so với năm ngoái. Chưa kể, tỷ lệ tương tác chỉ đạt 67% vào năm 2019.

Điều tra chi tiết

Cuộc khảo sát Climatescope đã thu thập thông tin chi tiết về 136 thị trường trên toàn thế giới. Nghiên cứu bao gồm 107 quốc gia có thị trường mới nổi và 29 quốc gia phát triển. Mục đích của cuộc điều tra: Đánh giá chính sách năng lượng sạch hiện nay của một quốc gia đang phát triển.

Bên cạnh đó, Climatescope cũng cung cấp dữ liệu về điều kiện tài chính cần thiết để thúc đẩy việc triển khai vốn. Ngoài ra, công cụ khảo sát này cũng thu thập dữ liệu từ nhiều lĩnh vực khác như lĩnh vực vận tải và xây dựng. Kết quả phân tích của những lĩnh vực này sẽ được công bố sau một vài tuần nữa.

Trong báo cáo, sau khi phân tích dữ liệu về xu hướng triển khai và đầu tư năng lượng tái tạo. BNEF đánh giá tiềm năng của mỗi thị trường bằng thước đo từ 0 đến 5. Như vậy, Climatescope xếp Chile ở vị trí dẫn đầu, theo sau là Ấn Độ và Trung Quốc đại lục.

Duy trì chiến lược

Theo BloombergNEF, các nhà hoạch định chính sách ở các nước mới nổi sẽ cần điều chỉnh các chính sách triển khai năng lượng tái tạo của họ để chúng có thể được thực hiện cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Tuy nhiên, báo cáo vẫn tìm thấy những dấu hiệu hứa hẹn đưa kết quả tích cực.

Theo đó, số lượng thị trường mới nổi đã tăng từ 49% (năm 2021) lên 56% (năm 2022). Những thị trường này đều có chính sách thực hiện đấu giá ngược. Điều này có nghĩa là, trong quá trình gọi thầu, các công ty bán năng lượng sạch sẽ tham gia cạnh tranh giá chứ không phải người mua.

Ngoài ra, giá trị hóa đơn ròng cũng tăng 4% so với năm 2021.

Ông Ethan Zindler - Trưởng bộ phận nghiên cứu châu Mỹ tại BloombergNEF cho biết: “Chính sách đấu giá ngược chỉ đem lại hữu ích khi một quốc gia thực sự tổ chức các cuộc đấu giá đó. Chúng tôi đã thấy nhiều ví dụ về các quốc gia đặt ra những mục tiêu dài hạn, hay áp dụng những chính sách ngắn hạn, nhưng họ không thực hiện chúng một cách đúng đắn”.

Như vậy, BloombergNEF ghi nhận những cam kết năng lượng tái tạo như những sáng kiến đáng khích lệ. Tuy nhiên, báo cáo cũng đặt giả thuyết rằng, đây chỉ là một cạm bẫy.

 

Ngọc Duyên

Nguồn: https://nangluongquocte.petrotimes.vn/tham-vong-nang-luong-tai-tao-cua-cac-nen-kinh-te-moi-noi-672073.html