Mỹ sắp công bố "một đột phá khoa học lớn" trong phản ứng hạt nhân

Bộ Năng lượng Hoa Kỳ hôm Chủ nhật cho biết họ đang chuẩn bị công bố một "bước đột phá khoa học lớn trong tuần này" trong lĩnh vực tổng hợp hạt nhân.

Mỹ sắp công bố

Trước đó, nhật báo Financial Times của Anh đã đưa tin rằng các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore (LLNL), đặt tại California, gần đây đã thu được "mức năng lượng ròng" từ một lò phản ứng hợp hạch thử nghiệm.

Đây sẽ là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu thành công trong việc tạo ra nhiều năng lượng hơn trong phản ứng hợp hạch - giống như năng lượng Mặt trời. Đây sẽ là một bước đột phá quan trọng trong việc tìm kiếm năng lượng không có carbon.

Khi được yêu cầu bình luận về bài báo của FT, người phát ngôn của Bộ Năng lượng và LLNL nói với AFP rằng Bộ trưởng Năng lượng Hoa Kỳ, Jennifer Granholm, sẽ tổ chức một sự kiện vào thứ Ba, trong đó "sẽ thông báo một bước đột phá khoa học lớn".

Người phát ngôn của LLNL nói thêm rằng "việc phân tích kết quả thử nghiệm vẫn đang tiếp diễn".

“Chúng tôi mong muốn được chia sẻ thêm thông tin vào thứ Ba khi quá trình này hoàn tất”, đại diện LLNL nói thêm.

Phản ứng hợp hạch tạo ra mức tăng năng lượng ròng 120% đã xảy ra trong vòng hai tuần qua, FT đưa tin, trích dẫn kết quả sơ bộ.

Phản ứng tổng hợp hạt nhân được những người ủng hộ coi là năng lượng của tương lai, đặc biệt là vì nó tạo ra ít chất thải và không có khí nhà kính.

“Nếu bước đột phá này… là có thật, thì nó có thể là nhân tố thay đổi cuộc chơi cho hành tinh này”, Dân biểu Ted Lieu của California đã tweet sau khi độc được bài báo của FT.

Phản ứng tổng hợp khác với phản ứng phân hạch, một kỹ thuật hiện đang được sử dụng trong các nhà máy điện hạt nhân, bao gồm phá vỡ liên kết của các hạt nhân nguyên tử nặng để thu hồi năng lượng.

Sự hợp hạch là quá trình ngược lại: chúng ta "kết hợp" hai hạt nhân nguyên tử nhẹ để tạo ra một hạt nhân nặng, hiện nay chủ yếu là hai đồng vị (biến thể nguyên tử) của hydro, tạo ra helium.

 

Nh.Thạch

Nguồn: Mỹ sắp công bố "một đột phá khoa học lớn" trong phản ứng hạt nhân (petrotimes.vn)