Nhà máy điện mặt trời Al Dhafra
Trong
khuôn khổ tiếp tục theo đuổi quá trình chuyển dịch năng lượng, gần đây,
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã khánh thành nhà máy điện mặt
trời Al Dhafra - được xem là một trong những công trình lắp đặt năng
lượng mặt trời lớn nhất trên thế giới. Lễ khánh thành này diễn ra trong
một bối cảnh cụ thể, ngay trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh về Khí hậu của
Liên Hợp Quốc (COP28).
Một dự án chuyển dịch năng lượng đầy tương phản
UAE
được biết đến như một cường quốc dầu mỏ. Do đó, sáng kiến này đánh
dấu một bước ngoặt quan trọng trong chính sách năng lượng của nước này.
Dự án nằm cách Abu Dhabi 30 km về phía nam; là một kỳ công về mặt kỹ
thuật và môi trường: 4 triệu tấm pin quang điện hai mặt, diện tích nhà
máy 21 km2, công suất sản xuất 2 GW. Với nhà máy này, UAE sẽ
có đủ năng lượng để cấp điện cho khoảng 160.000 ngôi nhà, qua đó giảm
gần 2 triệu tấn lượng khí thải nhà kính mỗi năm.
Hợp tác quốc tế và tác động môi trường
Dự
án này là kết quả của mối hợp tác quốc tế, với sự tham gia chủ yếu của
những công ty đại chúng của UAE - TAQA và Masdar. Jinko Power
Technologie của Trung Quốc và EDF Renouvelables của Pháp cũng nắm giữ cổ
phiếu với số lượng đáng kể. Ông Bruno Bensasson - Giám đốc điều hành
của EDF Renewables, nhấn mạnh tác động tích cực của nhà máy đến môi
trường: Giảm lượng phát thải tương đương với việc loại bỏ 800.000 ô tô
khỏi lưu thông.
Chiến lược môi trường của UAE: Tham vọng và hiện thực
Tuy
nhiên, tiến bộ về năng lượng tái tạo này đi ngược với kế hoạch tăng sản
lượng dầu của UAE. Trên thực tế, quốc gia này có kế hoạch nâng đáng kể
sản lượng dầu thô (từ 3 triệu lên đến 5 triệu thùng/ngày) vào năm 2027.
Sự mâu thuẫn này đã đặt ra câu hỏi về tính mạch lạc của chiến lược môi
trường của đất nước, nhất là khả năng hoàn thành cam kết đạt được mức
trung hòa carbon vào năm 2050.
Công nghệ tiên tiến của Nhà máy điện Al Dhafra
Nhà
máy Al Dhafra được trang bị công nghệ tiên tiến, giúp nâng hiệu suất
lên đến 20% so với lắp đặt năng lượng mặt trời truyền thống. Thật vậy,
những công nghệ này bao gồm việc sử dụng robot để làm sạch các tấm pin
mặt trời di động, do đó giúp tối ưu hóa việc thu năng lượng mặt trời.
Ông Abdulaziz Al-Obaidly - Giám đốc Điều hành của Masdar, đã nhấn mạnh
những đổi mới về mặt công nghệ này.
Vị trí của UAE trên trường quốc tế trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
Tiến
sĩ Sultan Al Jaber – Lãnh đạo của Masdar, cũng nắm giữ vai trò chủ chốt
là người chủ trì COP28 kiêm ông chủ công ty dầu mỏ ADNOC. Hơn nữa, ông
là biểu tượng của sự giao thoa giữa ngành công nghiệp dầu mỏ và năng
lượng tái tạo, là đại diện cho những thách thức và cơ hội gắn liền với
quá trình chuyển dịch năng lượng của UAE.
Lễ
khánh thành nhà máy điện mặt trời Al Dhafra ở UAE cho thấy sự phức tạp
của quá trình chuyển dịch năng lượng tại một quốc gia giàu dầu mỏ. Tuy
sáng kiến này đánh dấu một bước quan trọng hướng đến năng lượng tái
tạo. Nhưng tồn tại song song đấy là những kế hoạch mở rộng công tác khai
thác dầu, đặt ra câu hỏi về sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và
trách nhiệm với môi trường. COP28 sẽ là thời điểm quyết định để đánh giá
cam kết thực tế của UAE trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Ngọc Duyên
Nguồn:https://nangluongquocte.petrotimes.vn/khi-cuong-quoc-dau-khi-tham-vong-voi-nang-luong-tai-tao-699820.html