Một trang trại điện gió ngoài khơi của Trung Quốc
Bỏ xa đối thủ với năng lực phát triển nhanh và chóng mặt
Trung
Quốc đã tự khẳng định mình như nước dẫn đầu thế giới trong ngành năng
lượng gió và mặt trời "trong những năm gần đây, [...] nhờ sự kết hợp của
nhiều biện pháp khuyến khích và quy định". Theo BloombergNEF, vào năm
2022, chỉ riêng quốc gia này đã chiếm 55% đầu tư toàn cầu vào năng lượng
tái tạo (bao gồm khoản đầu tư 164 tỷ USD vào năm đó để lắp đặt thêm
công suất năng lượng mặt trời mới và 109 tỷ USD vào năng lượng gió).
Kết
quả: Tính đến cuối tháng 3/2023, Trung Quốc có 228 GW công suất điện
mặt trời lớn tại lãnh thổ của mình (chủ yếu ở những tỉnh phía bắc và tây
bắc), nhiều hơn tổng công suất từ tất cả những quốc gia khác trên thế
giới.
Từ cuối năm 2017 đến cuối
tháng 3/2023, công suất lắp đặt trong ngành năng lượng gió của Trung
Quốc cũng đã tăng gần gấp đôi, vượt hơn 310 GW, "gần xấp xỉ tổng công
suất năng lượng gió từ 7 quốc gia lớn khác trên phạm vi toàn cầu". Các
công trình cũng được lắp đặt chủ yếu ở những khu vực phía bắc và tây bắc
của đất nước. Châu Âu vốn có bề dày lịch sử trong việc phát triển năng
lượng gió ngoài khơi. Thế nhưng, Trung Quốc vẫn bắt kịp với 31,4 GW công
suất lắp đặt, gã khổng lồ châu Á này đã “vượt mặt” tổng công suất điện
gió ngoài khơi đang hoạt động ở châu Âu.
Triển vọng của Trung Quốc
Vào
tháng 12/2020, Chủ tịch Tập Cận Bình đặt mục tiêu năm 2030 cho Trung
Quốc là sở hữu hơn 1.200 GW công suất lắp đặt năng lượng gió và mặt trời
trong lãnh thổ đất nước.
Tuy
nhiên, theo Global Energy Monitor, những dự án được công bố vào cuối
tháng 3/2023 sẽ bổ sung 379 GW vào công suất điện mặt trời và 371 GW vào
công suất điện gió. Những dữ liệu này "không ngừng tăng lên", do chúng
đến từ những dự án cần được hoàn thành theo kế hoạch 5 năm lần thứ 14
của Trung Quốc, tức là vào cuối năm 2025. Do đó, Trung Quốc có thể sẽ
“cán mốc” mục tiêu do Chính phủ Trung Quốc đặt ra cho năm 2030 sớm tận 5
năm.
Tuy ghi nhận tình hình phát
triển cực nhanh, điện gió và mặt trời vẫn chỉ chiếm tỷ trọng lần lượt
là 8,6% và 4,8% trong cơ cấu sản lượng điện của Trung Quốc năm 2022, so
với 61% từ điện than. Chưa kể, Trung Quốc cũng đặt mục tiêu có mức phát
thải CO2 đạt đỉnh trước năm 2030 và đạt trung hòa carbon vào năm 2060.
Global
Energy Monitor cho biết, song song với việc phát triển ngành năng lượng
mặt trời và gió, Trung Quốc “hiện cũng đang tích cực thúc đẩy hoạt động
lưu trữ năng lượng, bằng cách khám phá những hệ thống quản lý tải, lưu
trữ và sản xuất tích hợp, cũng như bằng cách xây dựng những nhà máy sản
xuất hydro xanh bằng cách tiêu thụ năng lượng tái tạo”.
Ngọc Duyên
Nguồn:https://nangluongquocte.petrotimes.vn/vi-sao-trung-quoc-phat-trien-manh-nang-luong-mat-troi-va-gio-688824.html