Triển vọng năng lượng của Mỹ từ nay đến năm 2050

Trong báo cáo Triển vọng Năng lượng thường niên năm 2023 được công bố ngày 16/3, Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) đã điều chỉnh giảm đáng kể các dự báo về lượng khí thải CO2 của Mỹ liên quan đến năng lượng vào năm 2050 (đặc biệt là có tính đến tác động của Đạo luật Giảm phát).

Triển vọng năng lượng của Mỹ từ nay đến năm 2050

Nhiên liệu hóa thạch vẫn phổ biến trong kịch bản tham khảo

Theo kịch bản tham khảo của EIA (dựa trên mức tăng trưởng GDP trung bình của Mỹ là 1,9%/năm và giá dầu Brent là 101 USD/thùng vào năm 2050), mức tiêu thụ năng lượng sơ cấp của Mỹ dự kiến sẽ tăng trung bình 0,2%/năm từ đây cho đến năm 2050.

Trong kịch bản tham khảo này, nhiên liệu hóa thạch sẽ vẫn chiếm gần 2/3 mức tiêu thụ năng lượng của Mỹ vào năm 2050 (so với chỉ hơn 80% vào năm 2022). Sản lượng dầu thô của Mỹ vào năm 2022 có thể tăng từ 11,8 triệu thùng/ngày lên gần 13 triệu thùng/ngày trong khoảng thời gian từ năm 2025 - 2050.

Mỹ “sẽ vẫn là nhà xuất khẩu ròng các sản phẩm dầu thô và khí đốt tự nhiên cho đến năm 2050” theo tất cả các kịch bản của Triển vọng Năng lượng năm 2023, EIA nhấn mạnh.

Tăng trưởng mạnh trong lĩnh vực sản xuất điện tái tạo

Bên cạnh đó, EIA dự kiến công suất điện tái tạo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong tất cả kịch bản cho đến năm 2050, đồng thời công suất lưu trữ pin cũng sẽ phát triển.

Theo kịch bản tham khảo, sản lượng điện gió ở Mỹ có thể tăng gần gấp 3 lần từ năm 2022 - 2050 và sản lượng điện mặt trời có thể được nhân lên gấp 9 trong giai đoạn này.

Điện khí hóa dần dần (mức tiêu thụ điện của Mỹ dự kiến tăng 27% từ năm 2022 - 2050) kết hợp với việc tăng cường vận dụng các lĩnh vực carbon thấp sẽ góp thêm phần giảm lượng khí thải CO2 liên quan đến năng lượng của Mỹ. Tỷ lệ này có thể giảm từ 25% đến 38% vào năm 2030 so với mức của năm 2005, theo dự báo mới nhất của EIA.

 

Nh.Thạch

Nguồn:https://nangluongquocte.petrotimes.vn/trien-vong-nang-luong-cua-my-tu-nay-den-nam-2050-681456.html