Thúc đẩy giải pháp công nghệ phục vụ phát triển bền vững điện mặt trời và điện gió tại Việt Nam

Ngày 14/12 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Kinh tế và Bảo vệ khí hậu Đức tổ chức “Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2023 – lần thứ 6” với chủ đề: "Chính sách, giải pháp công nghệ phục vụ phát triển bền vững điện mặt trời và điện gió tại Việt Nam".
Chương trình nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành năng lượng với mục tiêu đảm bảo vững chắc an ninh năng lượng trong bối cảnh mới, đồng thời trao đổi về thách thức, giải pháp định hướng nghiên cứu ứng dụng công nghệ năng lượng.

Phát biểu tại Diễn đàn, bà Trần Thị Hồng Lan – Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết, sau khi Việt Nam cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” năm 2050 tại COP26, Đảng và Nhà nước đã có nhiều hành động cụ thể và triển khai quyết liệt có hiệu quả nhằm đạt mục tiêu này.

Trong đó, Chính phủ đã tập trung xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Chiến lược biến đổi khí hậu; Chiến lược tăng trưởng xanh; Quy hoạch điện VIII tiến đến năng lượng tái tạo là chủ đạo; Phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo và xây dựng hệ sinh  

Thúc đẩy giải pháp công nghệ phục vụ phát triển bền vững điện mặt trời và điện gió tại Việt Nam

Các đại biểu thảo luận tại Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2023 – lần thứ 6. (Nguồn: BTC)

“Cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo ra việc làm xanh thông qua các chương trình hỗ trợ tài chính, nâng cao năng lực và chính sách mua sắm. Đồng thời, có quy hoạch/chiến lược rõ ràng, hoàn thiện, minh bạch thủ tục, giá bán điện hấp dẫn để giảm rủi ro và tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn hơn cho điện năng lượng tái tạo.” – ông Hưng đề xuất.

Bà Vũ Chi Mai, Giám đốc Dự án Năng lượng sạch, chi phí hợp lý và an ninh năng lượng cho các nước Đông Nam Á (CASE) tại Việt Nam cho rằng, ở các mảng Việt Nam có thế mạnh nội địa hóa cao gồm điện gió trên bờ, điện gió ngoài khơi và điện mặt trời, lộ trình phát triển điện gió và điện mặt trời giai đoạn 2025 - 2050 có thể mang lại 160 tỷ USD lợi nhuận cho Việt Nam, tương đương 1,02% GDP trong cùng giai đoạn, xấp xỉ giá trị của ngành công nghiệp và xây dựng Việt Nam năm 2022 với 155 tỷ USD.

Theo nghiên cứu của CASE, thực hiện lộ trình này, tỷ lệ nội địa hóa sẽ tăng từ 45% ở thời điểm hiện tại tới gần 80% vào năm 2050 đối với điện mặt trời, và từ 37% hiện tại lên 55% vào năm 2050 đối với điện gió. Trong giai đoạn 2025 - 2050, giá trị nội địa hóa trong lĩnh vực năng lượng tái tạo ước đạt 80 tỷ USD, chiếm 50% tổng tiềm năng thị trường.

Nếu mục tiêu về công suất đặt của điện gió và điện mặt trời trong trong quy hoạch điện 8 đạt được, Việt Nam được dự báo có tiềm năng thị trường tương đối lớn. Tuy nhiên, điều kiện hiện tại là chưa đủ để triển khai tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh khoản. Cần tiếp tục hỗ trợ về điều kiện tài chính và lực lượng lao động lành nghề.

Bà Mai cho rằng, ở giai đoạn đầu cần thúc đẩy hơn nữa nội địa ở các công đoạn, phát triển dự án, lắp đặt/xây dựng và đấu nối. Về sản xuất có thể tiếp tục 2 lĩnh vực đã có thế mạnh. Thứ nhất điện mặt trời gồm máy biến áp và cáp, hệ khung, đơn vị điều khiển điện, tấm quang điện. Thứ hai điện gió gồm máy biến áp và cáp, thiết bị nền móng…

“Bên cạnh đó, cần tiếp tục đánh giá năng lực của các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị điện gió và điện mặt trời, bao gồm cả các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ. Đồng thời, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển, chuyển giao công nghệ, các dự án thử nghiệm, phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng... để tối đa nội địa hóa”, bà Mai nhấn mạnh. 

Vân Chi

Nguồn:Thúc đẩy giải pháp công nghệ phục vụ phát triển bền vững điện mặt trời và điện gió tại Việt Nam (baoquocte.vn)