Trong thông cáo báo chí ngày 11/4, Viện Hàn lâm Công nghệ Pháp viết:
“Nếu châu Âu không mạnh dạn chủ động hành động như Mỹ, thì ngành công
nghiệp Trung Quốc sẽ là người hưởng lợi nhiều nhất” từ hoạt động phát
triển lĩnh vực năng lượng mặt trời.
Vào năm 2022, năng lượng mặt trời chỉ
chiếm 4,2% cơ cấu sản lượng điện trên toàn lục địa Pháp. Tuy nhiên, năng
lượng mặt trời đang phát triển nhanh chóng. Viện Hàn Lâm Công nghệ Pháp
cho biết, trong kịch bản Net Zero Emission (NZE) của Cơ quan Năng lượng
Quốc tế (IEA), quang điện phải đáp ứng gần 20% nhu cầu điện năng của
thế giới vào năm 2030, và 37% vào năm 2050.
Theo
kịch bản chính của IEA, từ nay cho đến năm 2027, công suất lắp đặt của
điện mặt trời trên toàn thế giới có thể tăng gấp 3 lần.
Tại
châu Âu, việc sử dụng năng lượng mặt trời, cùng với những yếu tố khác,
được xem như một phương tiện tăng cường sự độc lập về năng lượng. Tuy
nhiên, theo Viện, “trên toàn bộ chuỗi giá trị, Trung Quốc là nhà sản
xuất chủ yếu (80%) cho những bộ phận thiết bị; theo sau là Đông Nam Á
(18%)”. Chưa kể, những tấm pin quang điện của Trung Quốc tiêu thụ rất
nhiều carbon trong quá trình sản xuất (trung bình 600gCO2/kWh điện).
Về
phần mình, Châu Âu “vốn là một tác nhân công nghiệp quan trọng vào
trước năm 2010. Nhưng trong vòng 10 năm trở lại đây, sản xuất trên toàn
khu vực châu Âu đã trở nên đình trệ, rồi thiếu thốn. Vào năm 2021, tổng
sản lượng sản xuất chỉ đạt 0,9%. Sự sụp đổ công nghiệp này là một trường
hợp tàn bạo hiếm thấy”.
Viện Hàn
lâm Công nghệ Pháp chỉ trích châu Âu vì đã không có chiến lược công
nghiệp ở cấp độ châu lục. Tuy nhiên, Viện cũng liệt kê vài điểm sáng của
châu Âu: “Sức mua mạnh mẽ (nhưng thiếu sự điều phối), khả năng kiểm
soát cạnh tranh trong khu vực thượng nguồn của Bắc Âu, mua về được điện
rẻ và ít carbon (ví dụ: Ở Na Uy, hệ số phát thải carbon của lưới điện
chỉ chiếm 10 g CO2/kWh, còn ở Pháp thì chiếm 50 gCO2/kWh), sở hữu một hệ
sinh thái gồm những trung tâm nghiên cứu và những công ty có năng lực
đóng góp vào toàn bộ chuỗi giá trị”,v.v.
Khuyến nghị của Viện Hàn lâm Công nghệ Pháp
Từ
những nhận xét trên, Viện kêu gọi Châu Âu “nhanh chóng trang bị cho
mình những phương tiện sản xuất quan trọng để đảm nhận công việc thượng
nguồn của quy trình sản xuất tế bào silicon. Quy trình sản xuất silicon
có những bước như chiết xuất, tinh chế, sau đó đến sản xuất thỏi và tinh
thể đơn, rồi là cắt chúng thành bánh”.
Để
tăng tính cạnh tranh, những ngành công nghiệp hạ nguồn (tế bào, mô-đun
và bảng điều khiển) “phải tạo ra những tế bào với hiệu suất cao và với
những công nghệ tiên tiến (như heterojunction và TOPCon)”. Viện cũng kêu
gọi “phát triển những công nghệ màng mỏng, như tế bào pin perovskite.
Theo Viện, những công nghệ màn mỏng này sẽ giúp cố định sự phát triển
của điện mặt trời và cà khả năng cạnh tranh của châu Âu trong dài hạn”.
Hoạt
động tái định hướng ngành công nghiệp này sẽ đi theo từng giai đoạn:
“Đầu tiên, phần hạ nguồn (khu vực sở hữu tế bào công nghệ mới nhất) sẽ
phụ trách cải thiện mảng xuất khẩu. Sau đó, điện sản xuất từ châu Âu sẽ
dần dần thay thế điện nhập khẩu”. Cuối cùng, Viện Hàn Lâm Công nghệ Pháp
nhấn mạnh: “Tương tự như đối thủ cạnh tranh, châu Âu phải xem xét đưa
ra những chính sách can thiệp và bảo hộ để hỗ trợ khởi động lại một
ngành. Những chính sách đó phải tập trung vào trợ cấp, thuế quan và
chính sách mua sắm công”.
Nh.Thạch
Nguồn:https://petrotimes.vn/phap-keu-goi-chong-lai-su-thong-tri-cua-trung-quoc-trong-nganh-dien-mat-troi-682644.html