Trong bối cảnh đối mặt với cuộc khủng
hoảng năng lượng nghiêm trọng chưa từng thấy, AFG đã đưa ra nhiều khuyến
nghị cụ thể hơn để giải quyết tình trạng giá khí đốt bùng nổ trong nước
và nhiều điều khác để đảm bảo an ninh năng lượng tại thị trường châu Âu
phòng khi Nga quyết định cắt đứt dòng khí đốt.
Đầu
tiên, đối với những công ty Pháp đang gặp khó khăn, AFG đã đưa hai đề
xuất. Hiện chúng đang nằm trong gói trợ cấp trị giá 12 tỷ euro mà Chính
phủ Pháp đã công bố vào cuối tháng 10/2022.
Trong
số những khuyến nghị đưa ra, AFG đề xuất áp dụng lá chắn thuế lên những
doanh nghiệp “vừa, nhỏ và siêu nhỏ” và bắt buộc các nhà cung cấp điện
phải cam kết giảm giá bán điện cho những khách hàng doanh nghiệp. Thật
vậy, ông Thierry Chapuis - Đại diện AFG cho biết: “Hiện nay, chúng ta
cần phải bảo đảm rằng ai cũng sẽ được hỗ trợ, và rằng giá phải tăng
trong ngưỡng chấp nhận được”.
Tiếp
theo, đối với những hộ gia đình, AFG đặc biệt mong muốn mở rộng gói hỗ
trợ dầu sưởi với trị giá 100 - 200 euro đối với khí đốt không cung cấp
qua ống dẫn ga hoặc đối với những loại năng lượng khác dùng trong sưởi
ấm như khí dầu mỏ hóa lỏng (LGP) hoặc gỗ.
Cuối cùng, AFG khuyến nghị giảm thuế VAT cho người dùng nếu biomethane chiếm hơn 50% chi phí tiêu dùng năng lượng hàng tháng.
Đối
với giải pháp ở quy mô châu Âu, ông Thierry Chapuis rất ủng hộ ý tưởng
thiết lập chỉ số giá mới cho khí đốt trên sàn giao dịch TTF của Hà Lan.
Trước
thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng năng lượng, khí đốt Nga chỉ chiếm 17%
sản lượng nhập khẩu của Pháp. Trong khi đó, con số này có thể lên tới
45% tại những nước châu Âu khác. Do đó, ông Thierry Chapuis khuyến nghị,
châu Âu cần phải đưa ra được những biện pháp có “hệ thống” trong dài
hạn.
Như vậy, các nước châu Âu
phải tiếp tục đa dạng hóa các nguồn cung khí, đồng thời ký kết lại những
hợp đồng cung khí đốt dài hạn và hạn chế dạng hợp đồng ngắn hạn. Thực
vậy, theo chuyên gia AFG, tình trạng biến động giá có ảnh hưởng đáng kể
lên hợp đồng ngắn hạn, dễ gây ra “hiệu ứng dây chuyền”.
Sau
đó, châu Âu cần có cơ sở hạ tầng “dày đặc” và “mạnh mẽ” để thích ứng
với những tình huống nguồn cung khác nhau, cũng như để đẩy nhanh sự phát
triển của khí tái tạo hoặc khí đốt phát thải carbon thấp.
Ngoài
ra, ông Thierry Chapuis cho biết, ông không thực sự lo lắng về mùa đông
sắp tới, nhưng ông cảnh báo: “Nếu Nga tiếp tục giảm, hay thậm chí là
cắt luôn cả dòng chảy khí đốt” đến châu Âu, tình hình tích trữ khí đốt
sẽ trở nên “phức tạp hơn” trước thềm mùa đông 2023-2024. Do đó, ông
khuyến nghị thêm: “Nếu những nước láng giềng cần được giúp đỡ, Pháp có
thể phải giảm trữ lượng khí đốt lại. Vì thế, châu Âu cần áp dụng lâu dài
chính sách đổi khí đốt lấy điện, như Tổng thống Pháp Emmanuel Macro đã
đề xuất”.
Ngọc Duyên
Nguồn: https://nangluongquocte.petrotimes.vn/khung-hoang-nang-luong-nganh-cong-nghiep-khi-dot-phai-lam-gi-671317.html