Tăng công suất điện hạt nhân
Nhiều chính phủ trên thế giới cho rằng: Việc tăng cường sử dụng điện hạt nhân là rất quan trọng để giảm lượng khí thải
carbon và chống biến đổi khí hậu. Đặc phái viên về khí hậu của Mỹ, John
Kerry phát biểu, không thể đạt được mức phát thải “bằng 0” nếu không
xây dựng các lò phản ứng mới.
Canada, Anh, Pháp hay Hàn Quốc, UAE cùng với Hoa Kỳ cho rằng việc tăng cường điện hạt nhân
sẽ giúp các quốc gia châu Âu giảm sự phụ thuộc vào dầu khí từ Nga. Đồng
thời thừa nhận ở các quốc gia có công suất điện hạt nhân lớn nhất,
nhiều dự án trong nhiều năm qua đã bị chậm trễ tiến độ và đội vốn.
Hơn 20 quốc gia cũng đã ký một tuyên bố chung sẽ tăng gấp ba công suất điện hạt nhân vào năm 2050.
Giám đốc điều hành của Hiệp hội Hạt nhân Hoa Kỳ (ANS) Craig Piercy lại
cho rằng Hoa Kỳ và 21 quốc gia khác sẽ tăng gấp ba lần sản lượng điện hạt nhân toàn cầu vào năm 2050 là hành động thực tế nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng sạch của thế giới.
Bộ Năng lượng Hoa Kỳ trong một tuyên bố cũng cho biết, cơ quan này
"công nhận vai trò quan trọng của điện hạt nhân trong việc đạt được mức
phát thải khí nhà kính bằng 0 toàn cầu vào năm 205
Công suất hạt nhân toàn cầu hiện ở mức 370 gigawatt, với 31 quốc gia
đang vận hành lò phản ứng. Việc tăng gấp ba công suất đó vào năm 2050 sẽ
đòi hỏi phải tăng quy mô đáng kể về phê duyệt mới và tài chính. Điều
này có khả năng thực khi khi mà các ngân hàng đa phương như Ngân hàng
Thế giới chấm dứt lệnh cấm tài trợ cho các dự án điện hạt nhân.
Vẫn còn nhiều tranh cãi
Việc sử dụng điện hạt nhân như một giải pháp thay thế sạch hơn cho
nhiên liệu hóa thạch đang gây nhiều tranh cãi vì các nhà hoạt động môi
trường lo ngại tính an toàn và việc xử lý chất thải hạt nhân.
Sự cố tại tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản hồi năm 2011
là minh chứng rõ nhất cho thấy những quan ngại về điện hạt nhân. Chi
phí cao và chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro của các dự án hạt nhân lớn là
điều mà ta cần quan tâm.
Trước lo ngại này
nước chủ nhà UAE, Mỹ, Nhật Bản, Ghana và một số nước châu Âu khẳng định
giải pháp này có vai trò quan trọng trong việc trung hòa carbon vào
giữa thế kỷ này.
Đặc phái viên về khí hậu
của Mỹ John Kerry còn nêu rõ các chứng cứ khoa học và thực tế cho thấy
thế giới không thể đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050 nếu không
sử dụng điện hạt nhân.
Tổng Giám đốc Cơ quan
Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), ông Rafael Grossi nhận định nếu bỏ
qua điện hạt nhân sẽ là một sai lầm. Những người ủng hộ, năng lượng
nguyên tử là nguồn năng lượng thiết yếu và đáng tin cậy, không phát
thải.
TS.Trần Chí Thành - Viện trưởng
Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam. từng nêu trên Tạp chí Năng lượng
Việt Nam. Điện hạt nhân là nguồn điện có công suất cao, vận hành ổn định
và tin cậy, là nguồn điện sạch, không phát thải khí nhà kính, sẽ đóng
góp quan trọng trong giai đoạn chuyển đổi cơ cấu nguồn điện của các nước
trên thế giới. Điện từ năng lượng tái tạo là nguồn điện sạch có thể
phát triển tốt, tuy nhiên, đây là nguồn điện phụ thuộc thời tiết và điều
kiện khí hậu. Do đó sự kết hợp giữa điện hạt nhân và năng lượng tái tạo
là xu thế sẽ thịnh hành trong tương lai gần.
Việt Nam đã có Chương trình phát triển điện hạt nhân từ trước khi thống
nhất đất nước, đã triển khai mạnh mẽ giai đoạn 1996 - 2009, đặc biệt từ
2010 - 2016 khi triển khai 2 dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Tuy nhiên,
hiện nay các dự án điện hạt nhân đã dừng lại (từ 2016). Cho đến nay,
trong bối cảnh xu thế chung của thế giới, để có thể thực thi cam kết
theo COP26, đảm bảo cung cấp điện năng ổn định công suất lớn và đặc biệt
là sự không phụ thuộc vào nguồn cung dầu, khí (đảm bảo an ninh năng
lượng), có lẽ việc quay lại phát triển điện hạt nhân là vấn đề cần xem
xét một cách toàn diện và kỹ lưỡng.
Nhật Hạ
Nguồn:https://kinhtemoitruong.vn/hoa-ky-va-21-quoc-gia-muon-tang-3-lan-cong-suat-dien-hat-nhan-vao-giua-the-ky-nay-83314.html