Năng lượng hóa thạch sẽ tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu năng lượng cho đến giữa thế kỷ 21?
Theo
DNV, trong 5 năm qua, năng lượng tái tạo đã đáp ứng được 51% nhu cầu
mới về năng lượng. Tuy nhiên, mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch trên
toàn cầu vẫn tiếp tục tăng.
Theo
DNV, sản lượng năng lượng toàn cầu có khả năng đạt đỉnh vào năm 2038. Dù
vậy, nhiên liệu hóa thạch có thể vẫn sẽ chiếm phần lớn tỷ trọng trong
cơ cấu năng lượng cho đến giữa thế kỷ 21. Theo dự báo của DNV, trong
giai đoạn năm 2022 - 2050, mức tiêu thụ năng lượng hóa thạch sẽ giảm đi
gần 35,9%, tức từ 490 EJ (80% tổng năng lượng toàn cầu) xuống còn 314 EJ
(48% tổng tổng năng lượng toàn cầu).
Đồng
thời, DNV dự báo, năng lượng phi hóa thạch sẽ có thêm khoảng đóng góp
khổng lồ trong bối cảnh điện khí hóa mạnh mẽ. Điện có thể chiếm 35%
tổng mức tiêu thụ năng lượng cuối cùng của năm 2050, so với 19,5% của
năm 2022.
Do đó, vào năm 2050,
sản lượng điện toàn cầu có thể tăng hơn gấp đôi, nhờ vào những lĩnh vực
ít phát thải carbon. Trong giai đoạn năm 2022 – 2050, tỷ trọng năng
lượng tái tạo trong cơ cấu điện năng toàn cầu có thể tăng từ 31% lên 82%
(bao gồm 69% trong lĩnh vực năng lượng mặt trời và gió, tính cả điện
trong bộ lưu trữ).
Mục tiêu 1,5°C là một mục tiêu “không chắc chắn”
Nhằm
đáp ứng những mục tiêu do Thỏa thuận khí hậu Paris đặt ra, thì vào năm
2030, lượng khí thải CO2 từ hoạt động năng lượng toàn cầu cần giảm đi
một nửa so với mức hiện tại. Thế nhưng theo ước tính của DNV, điều này
“thậm chí không thể xảy ra vào năm 2050”. Theo tổ chức chứng nhận này,
lượng khí thải từ hoạt động năng lượng toàn cầu chỉ có thể giảm đi 4%
vào năm 2030 và 46% vào giữa thế kỷ 21.
Cũng
theo họ, lượng khí thải CO2 từ hoạt động năng lượng toàn cầu có thể đạt
đỉnh vào năm 2024. Phải khi đó, thì “quá trình chuyển dịch năng lượng
toàn cầu mới thực sự bắt đầu”.
Ngọc Duyên
Nguồn:https://nangluongquocte.petrotimes.vn/canh-bao-chuyen-dich-nang-luong-toan-cau-chua-thuc-su-bat-dau-697006.html