Xu hướng chuyển đổi năng lượng năm 2024

Xin trân trọng giới thiệu với quý bạn đọc bài viết “Xu hướng chuyển đổi năng lượng năm 2024” số ra tháng 2/2024 của Clifford Chance khám phá một số xu hướng sẽ định hình chuyển đổi năng lượng thời gian tới.

Clifford Chance LLP là một công ty luật đa quốc gia có trụ sở chính tại thủ đô London (Vương quốc Anh). Sau đây, xin trân trọng giới thiệu với quý bạn đọc bài viết “Xu hướng chuyển đổi năng lượng năm 2024” số ra tháng 2/2024 của Clifford Chance khám phá một số xu hướng sẽ định hình chuyển đổi năng lượng thời gian tới, tập trung về những đổi mới và phát triển pháp lý cho hydrogen sạch, công nghệ thu hồi và lưu trữ carbon, nhiên liệu xanh, định giá carbon, chuyển đổi số, đổi mới tài chính và các biện pháp khuyến khích để huy động vốn đầu tư tài chính. Quá trình chuyển đổi năng lượng đòi hỏi một tốc độ lớn và tăng dần đầu tư của cả khu vực công và tư nhân.


Biến đổi khí hậu, chiến tranh và bầu cử

Năm 2024 được dự báo là năm của sự không chắc chắn: xung đột đang diễn ra ở Ukraine và dải Gaza, sự gián đoạn vận chuyển hàng hóa ở Vịnh kênh đào Suez và căng thẳng gia tăng ở eo biển Hormuz, cửa ngõ quan trọng của lĩnh vực công nghiệp dầu mỏ. Hiện một số cuộc bầu cử đã diễn ra hoặc đang đến gần tại nhiều quốc gia nơi chiếm hơn một nửa dân số thế giới với số cử tri đã đăng ký sẽ đi bỏ phiếu ngay trong năm nay, do đó, chính phủ các nước này tập trung quan tâm đến việc kìm giữ giá cả năng lượng ở mức thấp nhất có thể. Tình hình của hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra trong năm nay cao do hiệu ứng El Niño, được dự báo sẽ kéo dài ít nhất qua tháng 4 vừa qua, góp phần làm gia tăng nhiệt độ trên trái đất. Điều này sẽ tạo động lực cho các nhà hoạch định chính sách hành động dựa trên cam kết về ứng phó với biến đổi khí hậu.

Xu hướng chuyển đổi năng lượng năm 2024

Hydrogen sạch đóng vai trò quan trọng tham gia vào các nỗ lực chuyển đổi năng lượng

Sau Hội nghị COP28 vừa qua, nhiều quốc gia trên thế giới có thể sẽ xem xét các cam kết đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) và các chính sách liên quan để thực hiện những cam kết mà những nước này đã đưa ra trước đây. Các cam kết về năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng toàn cầu đã được định hình nhằm hỗ trợ gia tăng gấp ba lần công suất năng lượng tái tạo trên toàn cầu và tăng gấp đôi tỷ lệ trung bình hàng năm toàn cầu về cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng trong năm 2030. Trong khi hiệu quả năng lượng có thể chấp nhận được về mặt chính trị, đây còn được coi là một thách thức phức tạp và sự tiến bộ không đồng đều, đồng thời cũng đòi hỏi hành động trong các lĩnh vực khác nhau, từ nhà ở và xây dựng đến giao thông vận tải và hành vi của người tiêu dùng.

Hiện có một sự thừa nhận thực tế vừa sử dụng củ cà-rốt (sự trợ cấp) được cho sẽ là không đủ và cũng vừa phải sử dụng cả cây gậy mạnh hơn (quan trọng là định giá carbon) là điều rất cần thiết để đáp ứng các mục tiêu của Thỏa thuận Paris. Đối với những quốc gia đang dịch chuyển với những tốc độ khác nhau, các cơ chế như Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của EU (CBAM, 2013), chính thức sẽ có hiệu lực vào năm 2026, cũng là điều hết sức cần thiết để xây dựng định giá carbon giữa các sản phẩm hàng hóa được chấp nhận trong nội khối và nhập khẩu. CBAM còn xử lý giải quyết nguy cơ rò rỉ khí thải carbon sang nước khác bằng cách áp đặt thuế khóa dựa trên lượng phát thải carbon đối với nhập khẩu một số sản phẩm nhất định, do đó giúp ngăn chặn sản phẩm carbon cao nhập khẩu giá rẻ hơn thay thế các sản phẩm carbon thấp đắt tiền trong nước. Hiện tượng rò rỉ khí thải carbon là “chuyển động” của carbon ra nước ngoài, xảy ra khi các sản phẩm được sản xuất từ các khu vực pháp lý có chính sách môi trường ít nghiêm ngặt hơn, giá rẻ hơn và hiện vẫn được ưa chuộng hơn khi nhập khẩu vào EU. Ngoài ra, hiện tượng này còn do xu hướng chuyển hoạt động sản xuất sang các khu vực định giá carbon thấp hơn. Do đó, CBAM còn là một nỗ lực để chính phủ các nước đảm bảo hàng nhập khẩu vào thị trường EU sẽ bị áp giá carbon tương đương với mức giá mà các nhà sản xuất tại nước xuất khẩu hàng hóa phải gánh chịu. Vương quốc Anh cũng khẳng định sẽ thành lập cơ chế CBAM tương tự vào năm 2027. Tuy vậy, CBAM cũng còn làm phát sinh tranh cãi, đặc biệt là từ các nền kinh tế có thu nhập thấp khi coi CBAM không tuân thủ quy định của WTO, không công bằng và mang tính đơn phương dựa trên thích ứng với giá cả carbon ở châu Âu. Tuy vậy, về mặt tích cực, CBAM sẽ khuyến khích một số nước thực hiện các biện pháp loại bỏ carbon tiếp theo cũng như còn phải xem xét liệu sẽ có phản ứng của Hoa Kỳ đối với CBAM hay không.

Chúng ta cũng nên kỳ vọng sẽ nhận thấy sự tiếp diễn mờ nhạt của các chính sách ở giao điểm của các vấn đề biến đổi khí hậu, an ninh quốc gia và chủ nghĩa bảo hộ kinh tế hiện đang gia tăng. Chính phủ các nước hiện đang tìm cách cải thiện khả năng phục hồi của nền kinh tế thông qua chính sách an ninh quốc gia khi nhìn nhận biến đổi khí hậu như một lăng kính có thể chấp nhận thông qua đó để đưa ra các khoản trợ cấp và thuế quan. Đối với việc toàn cầu hóa hiện không còn là xu hướng kinh tế chủ đạo, điều này có thể sẽ xảy ra dẫn tới chủ nghĩa bảo hộ gia tăng trong chính sách đối nội của từng quốc gia.

Chuyện gì đang xảy ra với hydrogen?

Hiện hydrogen sạch đóng vai trò quan trọng tham gia vào các nỗ lực chuyển đổi năng lượng. Tuy vậy, sự cường điệu xung quanh hydrogen sạch đang giảm dần, thay vào đó là hướng sự tập trung vào tính khả thi, bền vững và các trường hợp sử dụng “sẵn sàng thực hiện” (ready-to-go) vẫn tiếp tục thực hiện trong năm 2024, cùng với việc tiếp tục làm rõ các quy định chính sách liên quan. Điều này dẫn đến việc sẽ đặt ra một nền tảng cho đầu tư vào hydrogen sạch với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư tâm huyết định vị việc tận dụng các cơ hội trong ngắn hạn sau năm 2030, bao gồm cả các thị trường truyền thống thống trị dầu mỏ và khí đốt. Tuy vậy, hiện có một số chỉ dấu của những sự tiến bộ rõ rệt liên quan đến hydrogen xanh, bao gồm:

- Khám phá giá cả nhiều hơn: Hiện có dữ liệu tốt về xu hướng chi phí quy dẫn của hydrogen (LCOH), và điều này dự báo sẽ thậm chí còn tốt hơn ngay trong năm 2024.

- Thiết lập các trường hợp sử dụng: Sắt thép xanh nổi lên như một trường hợp sử dụng được thiết lập. Bên cạnh đó, các nhà máy hóa lọc dầu và những người dùng cuối trong lĩnh vực công nghiệp khác cung cấp trường hợp sử dụng tương tự “sẵn sàng thực hiện”. Chúng ta cũng kỳ vọng sẽ có thêm nhiều quyết định đầu tư cuối cùng tại những lĩnh vực khó chuyển đổi nêu trên.

- Xe tải hạng nặng và xe buýt: Các nhà sản xuất hydrogen đang sử dụng xe tải hạng nặng và xe buýt là những phương tiện vận chuyển chủ chốt. Những doanh nghiệp này có thể mở rộng quy mô như các trường hợp vận chuyển khác xuất hiện, chẳng hạn như vận tải biển và có thể cả là hàng không, rất có thể sẽ sử dụng dạng như các nhiên liệu điện tử (e-fuel).

- Nhà cung cấp điện: Hiện vai trò của nhà bán lẻ điện trong việc cung cấp điện cho các dự án hydrogen tại thị trường điện trưởng thành sẽ trở nên rõ rệt hơn trong năm 2024.

- Vận tải biển: Năm 2024 là năm vận tải biển sẽ trở thành một phần của Hệ thống thương mại phát thải (ETS) của EU nhằm mục tiêu đặt ra giới hạn tuyệt đối hằng năm đối với một số loại khí phát thải nhà kính (GHG) và cho phép người tham gia mua hoặc bán hạn ngạch tín chỉ carbon. Chúng ta cũng đang nhận thấy hoạt động đáng kể xung quanh e-methanol và ammonia làm nhiên liệu vận tải biển.

- Thị trường xuất khẩu: Hiện các dự án sản xuất quy mô lớn đã được thiết lập ở các nước như Oman, Ai Cập, Namibia, Chile, Australia và Ả rập Xê-út sẽ được thúc đẩy bởi chiến lược nhập khẩu và chế độ trợ cấp của Nhật Bản, Hàn Quốc và châu Âu.

- Tư duy “toàn bộ hệ thống”: Vai trò của hydrogen và trung nguồn trong ngành điện lực cũng sẽ trở nên rõ rệt hơn song người ta vẫn còn phải xem xét khi nào và như thế nào lĩnh vực vận chuyển và lưu trữ hydrogen diễn ra trên một quy mô lớn và làm thế nào thị trường có thể tổ chức để tận dụng lợi thế khi bị cắt điện thì được chuyển sang hệ thống lưu trữ điện trên quy mô lớn.

Trên cơ sở đó, chúng ta cũng kỳ vọng năm 2024 sẽ là một năm đạt tiến bộ, song vẫn còn đó là những thách thức đáng kể: (i) Có đủ vốn đầu tư hay không? Theo ước tính gợi ý việc sẽ có hàng trăm tỷ đô-la Hoa Kỳ đầu tư đến cuối thập kỷ này. Kinh nghiệm cho thấy thị trường nợ cũng có khả năng cung cấp nguồn tiền đầu tư nếu các bên liên quan trình bày các dòng tiền đầu tư đều có khả năng thanh toán. (ii) Khung pháp lý: Tất cả những dòng tiền đầu tư khả thi sẽ yêu cầu một khung pháp lý cho sản xuất, vận chuyển và chứng nhận. Tất cả các quy định cần phải nhất quán trên cơ sở xuyên quốc gia. (iii) Chuỗi cung ứng: Các dự án cần được hoàn thành chính xác, đúng hạn định. Trong điều khoản ngắn hạn/trung hạn, cả hai loại dự án quy mô và quy mô GW công suất nhỏ hơn đang hướng tới việc đạt được hoạt động sản xuất thương mại từ giữa năm nay đến năm 2028. Những dự án này cần được điều hướng cẩn thận việc phát triển chuỗi cung ứng toàn cầu để tìm kiếm những máy điện phân đúng công suất và vào đúng thời điểm.

Thị trường CCUS trưởng thành song sự linh hoạt mới là điều quan trọng

Hiện có sự đồng thuận ngày càng tăng về công nghệ thu hồi, sử dụng và lưu trữ carbon, hoặc cô lập (CCUS) có vai trò quan trọng trong việc đạt được phát thải khí carbon ròng bằng 0 và tốc độ và phương thức phát triển thị trường CCUS khác nhau đáng kể trên toàn cầu. Tại Hoa Kỳ, thị trường tiếp tục trưởng thành trong năm qua, gắn kết xung quanh các khía cạnh khác nhau của các thỏa thuận hợp đồng CCUS và cả hai nguồn cung phát thải và cô lập trở nên hài hòa hơn với nghĩa vụ tương ứng. Mục 45Q của đạo luật Thuế của Hoa Kỳ cung cấp khoản tín dụng thuế dựa trên hiệu suất cho các dự án quản lý carbon nhằm thu giữ các carbon oxides (carbon dioxide và tiền chất của nó, carbon monoxide) từ các cơ sở công nghiệp và năng lượng đủ điều kiện cũng như trực tiếp từ khí quyển, sẽ tiếp tục là động lực chính của các giao dịch CCUS khi các bên tìm cách tận dụng giá trị gia tăng được cung cấp bởi đạo luật Giảm thiểu lạm phát (IRA), bao gồm (nếu có) các dự án thu giữ carbon trực tiếp từ không khí (DAC). Mặc dù động thái chung hướng tới sự liên kết, sự linh hoạt trong cách tiếp cận song vẫn còn rất quan trọng đối với các bên có kiến thức đang tìm kiếm sự cân bằng sẵn có giữa kiếm tiền công nghệ CCUS, các rủi ro liên kết và các khoản nợ.

Xu hướng chuyển đổi năng lượng năm 2024

Hiện có sự đồng thuận ngày càng tăng về công nghệ thu hồi, sử dụng và lưu trữ carbon (CCUS)

Chính phủ Vương quốc Anh đã công bố khoản tài trợ trị giá 20 tỷ bảng Anh cho lĩnh vực công nghiệp CCUS và ban hành đạo luật Năng lượng 2023 để cung cấp pháp lý cho các mô hình CCUS mới nổi. Hiện bốn cụm dự án CCUS đã được xác định để đi vào hoạt động từ nay đến năm 2030: HyNet, Teesside, Humber và Acorn. Ưu tiên dự án đã được xác định, mô hình doanh nghiệp nâng cao và đàm phán cuối cùng về các hình thức thỏa thuận đang được tiến hành và thị trường nợ dự báo ra mắt cho những dự án tiên phong trong những tháng tới đây. Chúng ta kỳ vọng rất cao đối với việc tiếp tục có những tiến bộ rõ rệt trên khắp thị trường trong năm 2024. Tuy nhiên, hiện vẫn còn rất nhiều vấn đề cần phải chuyển dịch cùng nhau, thị trường và sự hợp tác của chính phủ quan trọng hơn bao giờ hết.

Ngược lại, sự tiến bộ của châu Âu về công nghệ CCUS dễ được đo lường hơn. CH Na Uy và CH Hà Lan hiện đang dẫn đầu và kể từ đó được các nước châu Âu khác tham gia song tiến độ vẫn diễn ra chậm hơn so với Hoa Kỳ. Điều này có thể được quy cho một loạt của các yếu tố như giá cả carbon thấp hơn dự báo, các cách tiếp cận quản lý khác nhau đối với cô lập carbon tự nguyện, nhiều quy định mới ra đời ở cả cấp quốc gia và Ủy ban châu Âu EC, đòi hỏi sự cần thiết phải mở hệ thống truy cập theo đạo luật cạnh tranh, sự thiếu đồng bộ về mặt kỹ thuật và khuôn khổ thương mại, và các quan ngại đang diễn ra liên quan đến giao dịch hệ thống ETS dọc theo chuỗi giá trị. Sự phụ thuộc vào chính phủ và nguồn trợ cấp của EU đã làm tăng thêm sự phức tạp, đặc biệt là các dự án CCUS xuyên quốc gia.

Tuy nhiên, với sự thừa nhận vai trò của công nghệ CCUS trong việc đáp ứng mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu của EU, hiện có nhiều dự án đang tiến triển, nguồn tài trợ đang trở nên sẵn có và các giải pháp đổi mới sáng tạo đang ngày càng xuất hiện thêm. Trên toàn cầu, nỗ lực hướng tới công nghệ CCUS không chỉ được thúc đẩy bởi tiềm năng về thuế tín dụng, trợ cấp và lợi ích môi trường cho các sản phẩm cơ bản mà còn bởi sự mong muốn nâng cao giá trị của cơ sở vật chất hiện có, đảm bảo nguồn tài chính cho các dự án mới phát triển, đồng thời tạo ra các nhiên liệu và vật liệu bền vững. Đây là thị trường cho những sản phẩm bền vững phát triển song song với nguồn cung, các yêu cầu cho các nhà cung cấp công nghệ CCUS và cơ sở hạ tầng cũng đang sẵn sàng trỗi dậy.

Các loại nhiên liệu xanh sẽ cất cánh trong năm 2024

Gia tăng sự chắc chắn về quy định: Khuôn khổ pháp lý được chờ đợi từ lâu của EU dành cho nhiên liệu sinh học tiên tiến và nhiên liệu tái tạo có nguồn gốc phi sinh học (chủ yếu là nhiên liệu tổng hợp gốc hydrogen hoặc nhiên liệu điện tử) đã được hoàn thiện (10/2023) thông qua các đạo luật, quy định mới như sửa đổi Chỉ thị năng lượng tái tạo (renewable energy directive-REDIII) là khung pháp lý nhằm tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng mức tiêu thụ năng lượng của EU lên 42,5% (2030), REFuelEU yêu cầu 85% tất cả nhiên liệu hàng không sẽ phải “bền vững-SAF” (2050) được áp dụng từ tháng 1/2024 và giảm các hành vi gia tăng ô nhiễm môi trường và quy định về nhiên liệu hàng hải EU (FuelEU Maritime) sẽ được áp dụng từ tháng 1/2025.

Khuôn khổ mới của EU có tính ràng buộc mục tiêu cho các hãng hàng không và nhà cung cấp nhiên liệu, chủ yếu là các nhà cung cấp nhiên liệu hàng không sẽ phải kết hợp tăng số lượng nhiên liệu hàng không bền vững (sustainable aviation fuel-SAF) với dầu hỏa điện tử, bắt đầu với sự pha trộn tối thiểu 2% (2025) và sẽ tăng lên 70% (2050). Chính phủ Vương quốc Anh cũng cho biết việc thực hiện “doanh thu chắc chắn” của mô hình SAF với kế hoạch ít nhất có năm nhà máy sản xuất SAF đang được xây dựng cho đến năm 2025 và đặt mục tiêu có ít nhất 10% nhiên liệu máy bay sẽ được sử dụng SAF (2030). Hiện quốc đảo này đang có bộ hồ sơ theo dõi về việc cung cấp khả năng thanh toán các mô hình hỗ trợ doanh thu với những mục tiêu và tác động hữu hình, ví dụ như công nghệ mô phỏng CfD (computational fluid dynamics) về năng lượng tái tạo, với công thức tương tự mô hình sản xuất hydrogen hiện nay, sắp được tung ra thị trường. Mặc dù khu vực APAC đang tụt lại phía sau một chút so với châu Âu và Hoa Kỳ, bởi được thúc đẩy nhiều hơn các cơ chế quản lý rời rạc, manh mún và vị trí đặt các cơ sở sản xuất SAF, hơn thế nữa số cơ sở SAF đang được đưa vào hoạt động ở châu Á (đặc biệt là ở Singapore) để hỗ trợ các hãng hàng không châu Á trong việc áp dụng nhiên liệu xanh nhiều hơn. Hiện Nhật Bản là người đi đầu về mặt yêu cầu quy định, với mục tiêu là 10% SAF cần thiết sử dụng cho các hãng hàng không Nhật Bản và các chuyến bay quốc tế tại các sân bay của Nhật Bản đến năm 2030.

Sự gia tăng độ chắc chắn và ràng buộc mục tiêu tiêu thụ nhiên liệu điện tử và loại bỏ carbon sẽ thúc đẩy nhu cầu về các loại nhiên liệu xanh với những động lực đang tập trung lại khu vực APAC và chuẩn bị phát triển hơn nữa ngay trong năm 2024, mặc dù các chuyển động sẽ vẫn diễn ra hết sức đa dạng trên khắp các thị trường thế giới. Tại các thị trường phát triển hơn như Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore, các nhà hoạch định chính sách đang giới thiệu một sự kết hợp các nhiệm vụ pha trộn nhiên liệu, mục tiêu và tài trợ thí điểm cho các dự án phát triển đã khuyến khích những người tiêu thụ khu vực và nhà sản xuất nhiên liệu cần xem xét cơ hội cho sự phát triển của nhiên liệu xanh trong khu vực này.

Hiện các cơ sở hạ tầng sẵn có đối với nhiên liệu điện tử, chẳng hạn như e-methane, e-kerosene và e-methanol đang được sản xuất từ điện tái tạo, CO₂ và hydrogen xanh, trái ngược với các loại nhiên liệu điện tử khác có các sản phẩm gốc từ hydrogen sạch với những cơ sở hạ tầng cần thiết sẵn có để đưa chúng đến người dùng cuối. Ví dụ, SAF có thể được thay thế trực tiếp cho các sản phẩm dựa trên nhiên liệu hóa thạch mà không cần bất kỳ sự thay đổi đối với cơ sở hạ tầng trung nguồn hoặc người dùng cuối và sự tiếp nhận có thể diễn ra rất nhanh chóng.

Trong khi đó, nguồn nguyên liệu nhiên liệu sinh học sẵn có và cung cấp cho nhiên liệu sinh học (có nguồn gốc từ thực vật, nguyên liệu hoặc chất thải động vật), sự sẵn có nguyên liệu và hạn chế về nguồn cung là những thách thức lớn cho cơ sở vật chất sản xuất, đặc biệt đối với những dự án tìm kiếm nguồn tài trợ đầu tư từ các khoản nợ của bên thứ ba. Nhiên liệu sinh học có thể làm giảm đáng kể lượng khí thải CO₂ so với các nguồn nhiên liệu tương đương từ nhiên liệu hóa thạch song danh sách nguyên liệu được cấp phép lại bị hạn chế ở EU do quan ngại về an ninh lương thực và mối quan tâm bền vững. Hiện Vương quốc Anh đang được hưởng lợi từ việc biến các chất thải thành năng lượng và chuỗi cung ứng sinh khối hiện có.

Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (APAC) hiện có số lượng đáng kể các nhà máy hóa lọc dầu và hơn thế nữa là tiềm năng nguyên liệu dồi dào; tuy nhiên, những quan ngại xung quanh việc sự vững mạnh của các tiêu chuẩn bền vững có nghĩa là việc nhập khẩu nguyên liệu hoặc nhiên liệu được sản xuất ở châu Á có thể dẫn đến việc tăng cường kiểm tra hàng hóa nhập khẩu. Hiện có những lựa chọn thay thế không được xử lý, ví dụ như các loại dầu thực vật được xử lý bằng hydrogen/hydrogen hóa các ester và acide béo (HEFA) với sản phẩm của các quá trình này là những hydrocarbon mạch thẳng song không chứa các hydrocarbon thơm; các hợp chất chứa lưu huỳnh và oxygen và có trị số cetane cao, có thể được sử dụng làm nhiên liệu hàng không. Điều đặc biệt là điều đó đã tạo ra từ dầu ăn đã qua sử dụng, là một tiềm năng nguyên liệu tốt song lại thiếu cơ sở hạ tầng để thu thập và vận chuyển dầu ăn đã qua sử dụng ở quy mô lớn. Thay vào đó, một số các bên quan tâm đang xem xét công nghệ tiên tiến cho phép xử lý trước các dữ liệu nguyên liệu khác để giảm thiểu hạn chế nguồn cung khả dụng cũng như còn thiếu máy móc thiết bị tổng hợp nguyên liệu.

Nhu cầu gia tăng dự báo đối với nhiên liệu xanh cũng có thể dẫn đến hạn chế của chuỗi cung ứng cho máy móc, thiết bị và các công nghệ tương tự như những gì đã nhận thấy trong lĩnh vực hydrogen với nhà cung cấp máy điện phân.

Cần linh hoạt: Sự tăng trưởng trong lĩnh vực này sẽ đem lại cơ hội cho các nhà đầu tư và tính linh hoạt sẽ cần phải tính đến các phương pháp sản xuất khác nhau: Các dự án nhiên liệu sinh học (không phải SAF) thường có quy mô nhỏ hơn, vì vậy tài sản gắn liền với nhà máy nhiên liệu sinh học; trong khi các nhà máy SAF và sản xuất nhiên liệu điện tử thường có quy mô lớn hơn, do đó chi phí tài sản cố định có thể đủ đáp ứng nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn tài chính dự án trên cơ sở độc lập.

Ngoài những yêu cầu về quy định, cơ cấu tài chính liên kết bền vững đang thúc đẩy việc áp dụng nhiên liệu xanh nhiều hơn trong lĩnh vực hàng hải và hàng không. Đối với tất cả các dự án này với bất kỳ công nghệ tiến tiến nào thì đều đảm bảo nhà máy được tiếp cận năng lượng tái tạo để đáp ứng yêu cầu nhiên liệu tái tạo có nguồn gốc phi sinh học (renewable fuel of non-biological origin-RFNBO) (nếu có) theo quy định của REDII đối với tỷ lệ nhiên liệu thông thường cung cấp cho lĩnh vực giao thông vận và hàng không và/hoặc nhiên liệu có cường độ carbon đáp ứng yêu cầu (với chứng nhận chất lượng phù hợp) sẽ là vấn đề chìa khóa. Nhìn về phía trước, bao gồm các sản phẩm có nguồn gốc từ hydrogen theo Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của EU (CBAM) có thể tác động đến nhiên liệu sản phẩm nhập khẩu song hiện tại có một số sự không chắc chắn về cách tính yếu tố chi phí phát thải carbon nhúng (embodied carbon thể hiện là lượng khí thải carbon dioxide CO₂ liên quan đến vật liệu và quy trình xây dựng trong toàn bộ vòng đời của tòa nhà hoặc cơ sở hạ tầng nhằm quy lượng phát thải khí nhà kính GHG thông qua việc đo lượng phát thải nhúng của hàng hóa đang được tiêu thụ) đối với các sản phẩm có thể tác động đến các quyết định đầu tư.

Chuyển đổi số để hỗ trợ chuyển đổi năng lượng: Công nghệ số đang được sử dụng trên khắp lĩnh vực năng lượng để tối ưu hóa phân phối năng lượng, quản lý việc sử dụng năng lượng và tạo điều kiện cho sự phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn năng lượng carbon thấp hơn. Trí tuệ nhân tạo (AI) và phần mềm học máy ML dự báo sẽ đóng một vai trò ngày càng tăng trong việc tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi sang một hệ thống năng lượng carbon thấp hơn thông qua việc hỗ trợ quản lý sản xuất, phân phối và nhu cầu nhằm duy trì sự ổn định của hệ thống điện.

Việc sử dụng hệ thống mạng lưới điện thông minh của AI đang được khai thác để dự báo nhu cầu chính xác hơn và điều chỉnh gần với thời gian thực hơn để lập kế hoạch phát điện cũng như kích hoạt việc lưu trữ năng lượng dư thừa cho sử dụng tương lai. Việc sử dụng AI và kết nối các thiết bị trong quản lý nhu cầu cũng sẽ là một khu vực tăng trưởng liên tục. Tất cả sự chuyển đổi số như vậy có thể hỗ trợ sự chuyển đổi sang các khách hàng tiêu thụ năng lượng thương mại và khách hàng cá nhân trong nước đóng vai trò lớn hơn. Ví dụ như chúng ta đã nhận thấy các nhà cung cấp năng lượng bán lẻ quản lý truyền tải điện cho trạm sạc xe điện EV trong nước để tránh những thời điểm có nhu cầu cao điểm bằng cách sử dụng kỹ thuật thu thập dữ liệu và thuế quan linh hoạt.

Trong bán lẻ năng lượng, việc thu thập, sử dụng và chia sẻ dữ liệu cá nhân và các bộ dữ liệu thông tin khác có giá trị từ đồng hồ thông minh và các thiết bị gia dụng với sự hỗ trợ IoT sẽ là chìa khóa để tận dụng thành công hệ thống phân phối nguồn năng lượng. Việc điều hướng quyền riêng tư và các quy định luật định dữ liệu khác (chẳng hạn như đạo luật Dữ liệu của EU) sẽ trở thành một yếu tố quan trọng trong lĩnh vực trọng tâm cho các quy trình thẩm định và phân tích FDI trong cả quá trình các giao dịch M&A cũng như là một phần của quản trị và các chương trình tuân thủ luật lệ.

Hiện sự quan tâm đến việc sử dụng công nghệ bản sao kỹ thuật số trong ngành năng lượng ngày càng phát triển. Một khu vực trọng tâm của việc sử dụng công nghệ này để cải thiện việc sản xuất năng lượng, ví dụ như bằng cách lập bản đồ quy trình sản xuất nhằm thúc đẩy sự hiệu quả và cải thiện tính bền vững. Khi sử dụng kết hợp với thiết bị IoT, công nghệ bản sao kỹ thuật số có thể đặc biệt trở nên mạnh mẽ khi dự báo và bảo trì tài sản sản xuất năng lượng từ xa, chẳng hạn như turbine gió ngoài khơi. Do sự phân cấp ngày càng tăng của hệ thống năng lượng và số lượng tài sản tương tác, chúng ta đều kỳ vọng công nghệ bản sao kỹ thuật số cũng sẽ ngày càng được sử dụng mô hình hóa nhiều hơn và giám sát tác động thay đổi của hệ thống, từ đó thông báo các quyết định chính sách xung quanh chiến lược năng lượng của quá trình loại bỏ carbon. Công nghệ số hiện cũng có thể đóng một vai trò trong việc cho phép cung cấp nguồn năng lượng, ví dụ như công nghệ blockchain có thể được sử dụng để xác định nguồn gốc của nguồn năng lượng, bao gồm cả việc cho phép ghi thời gian thực tại điểm sản xuất năng lượng nhằm cung cấp minh bạch về nguồn gốc năng lượng và (ngày càng tăng) “độ xanh greenness” của nó. Chúng ta cũng luôn kỳ vọng việc sử dụng công nghệ số để quản lý rủi ro “tẩy xanh greenwashing” sẽ tăng lên với nỗ lực nhằm tận dụng nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm thân thiện với môi trường, tự nhiên hơn, tốt cho sức khỏe hơn, không có hóa chất, có thể tái chế và ít lãng phí tài nguyên thiên nhiên hơn.

Vai trò ngày càng tăng của công nghệ số với tư cách là “người tạo điều kiện” cho một số khía cạnh nhất định của quá trình chuyển đổi năng lượng, điều này có thể dẫn đến ngăn xếp phần mềm công nghệ ngày càng phức tạp với nhiều điểm mạng tiềm năng dễ bị tổn thương hoặc do lỗi của nhà cung cấp. Việc đảm bảo hệ thống mạng lưới điện và các tài sản được kết nối của nó là sự an toàn về mặt kỹ thuật và có khả năng phục hồi các mối đe dọa mạng lưới sẽ là trường hợp ưu tiên hàng đầu và trong nhiều trường hợp, đây cũng sẽ là một yêu cầu pháp lý, đặc biệt đối với nhà cung cấp cơ sở hạ tầng quan trọng hoặc người xử lý dữ liệu cá nhân.

Nhiên liệu xanh – Spotlight về Trung Quốc

Năm 2023, Trung Quốc đặt mục tiêu sản xuất lên tới 200.000 tấn hydrogen xanh mỗi năm và sản xuất 50.000 xe chạy bằng nhiên liệu hydrogen vào năm 2025. Để đáp ứng các mục tiêu này, nhiều chính sách nhiên liệu sinh học được ưu tiên: Giá cả nguyên liệu thô đang tăng lên và hạn chế nhập khẩu do thuế quan cao song sản lượng nhiên liệu ethanol cũng như nhập khẩu diesel sinh khối (biomass-based diesel -BBD) của Trung Quốc ngày càng tăng. Thị trường nhiên liệu xanh đang ngày càng được mở rộng. Xuất khẩu của Trung Quốc tăng mạnh nhờ đáp ứng nhu cầu của EU khi Trung Quốc thay thế CH Argentina là nước xuất khẩu chính este metyl của axit béo (fatty acid methyl ester -FAME) có nguồn gốc từ quá trình chuyển hóa este của chất béo methanol, sang thị trường EU từ Quý 4/2022.

Năng lượng tái tạo và thị trường nhiên liệu xanh sẽ được hưởng lợi từ việc cải thiện những chính sách phù hợp. Ngày 22/1/2024, Trung Quốc đã tái khởi động chương trình Giảm thiểu phát thải được chứng nhận của Trung Quốc (China certified emission reduction-CCER), cho phép các công ty trong các lĩnh vực cụ thể trao đổi tín chỉ giảm phát thải carbon sau khi họ tự nguyện tham gia vào các sáng kiến giảm phát thải. Đây là thị trường carbon tự nguyện nơi các dự án sẽ cắt giảm hoặc thu giữ lượng khí thải carbon có thể kiếm được tín dụng CCER và có thể sử dụng tín dụng CCER để bù đắp phần hạn ngạch phát thải hàng năm của họ. Trung Quốc cũng đã mở rộng phạm vi Chương trình chứng nhận năng lượng tái tạo trong nước bao gồm tất cả các loại dự án năng lượng tái tạo mà không chỉ có năng lượng mặt trời và gió trên đất liền. Trên cơ sở chương trình mở rộng, tất cả các dự án năng lượng tái tạo bây giờ sẽ đủ điều kiện để nhận được Chứng chỉ điện Xanh (GEC), sau đó được mua bán bởi các công ty trong nước chứng nhận năng lượng của họ đến từ nguồn tái tạo. Sự tăng trưởng ổn định của lĩnh vực năng lượng tái tạo sẽ đem lại nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, thị trường này vẫn đang phải đối mặt hai thách thức chính: Làm thế nào để thu hồi, lưu trữ và vận chuyển số nguyên liệu thô một cách hiệu quả để đạt được năng lực sản xuất và cải tiến công nghệ đổi mới sáng tạo và cắt giảm chi phí sản xuất.

Kỹ thuật tài chính hỗn hợp sẽ tiếp tục cải thiện giải pháp sản xuất

Chiến lược sử dụng các nguồn tài chính công và tài chính dành cho phát triển để giảm thiểu rủi ro là điều rất quan trọng trong việc huy động vốn tư nhân trên quy mô cần thiết nhằm giải quyết vấn đề khoảng cách tài trợ cho chuyển đổi năng lượng. Tất cả những cấu trúc tài chính hỗn hợp đặc biệt hữu ích cho việc đảm bảo các nước kém phát triển nhất có thể tiếp cận nguồn tài chính cần thiết nhằm giúp họ đạt được mục tiêu tham vọng về ứng phó với biến đổi khí hậu. Hiện nay, nguồn vốn tài chính quốc tế gia tăng phía sau việc mở rộng năng lực của các ngân hàng phát triển đa phương cũng như việc tìm cách tận dụng tốt hơn những cam kết quốc tế. Chúng ta hiện đang chứng kiến sự phát triển ngân hàng cung cấp nợ thứ cấp, bảo lãnh và thanh khoản cơ sở cũng như hành động với tư cách là nhà đầu tư trọng yếu nhằm khuyến khích đầu tư của khu vực tư nhân.

Tuy nhiên, hiện nguồn tài chính hỗn hợp đang gặp khó khăn trong việc phát triển khi mà các dự án được thiết kế riêng và cấu trúc của chúng thường khá phức tạp. Tài chính hỗn hợp có thể xúc tác đầu tư của khu vực tư nhân song làm được hơn thế nữa là điều cần thiết. Một số sáng kiến đã được công bố tại Hội nghị COP28 tại UAE vừa qua, thường kết hợp khu vực công và từ thiện. Các phương pháp tiếp cận sáng tạo như giao dịch nợ vì khí hậu (debt-for-climate) và giao dịch hoán đổi nợ tự nhiên (debt-for-nature) đã giúp tạo cơ hội cho chính phủ các nước hỗ trợ các sáng kiến giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong nước trong khi vẫn cắt giảm những chi phí dịch vụ các khoản nợ. Nhìn chung, những cấu trúc này rất linh hoạt và có thể áp dụng cho các mục tiêu khác nhau. Do đó, hiện cần nhiều hơn nữa và càng nhiều hơn nữa các giao dịch được thực hiện, những thách thức xuất hiện sẽ được tiêu chuẩn hóa cho các cấu trúc trên để chúng có thể dễ dàng tiếp cận hơn.

Hiện chính phủ các nước và các nhà đầu tư cũng đang sử dụng các công cụ phát triển đã được triển khai thành công trước đây nhằm tài trợ cho năng lượng tái tạo và các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng khác trong các lĩnh vực và công nghệ tiên tiến mới. Tuy nhiên, hiện không có cách tiếp cận “một kích cỡ phù hợp cho tất cả” cho dự án chuyển đổi năng lượng thành công và gia tăng đà xây dựng phía sau các dự án pathfinder high-profile tức là dự án xây dựng và phát triển do người mua đề xuất, đã thách thức các bên giao dịch trở nên mạnh mẽ và linh hoạt hơn trong cách tiếp cận để có được các dự án vượt mong đợi. Điều này sẽ giúp xây dựng một tiền lệ cho dự án cấu trúc tốt, giải pháp và cung cấp cơ hội về vốn đầu tư cho nhà đầu tư tư nhân để tạo ra giá trị.

Bất chấp sự gián đoạn của thị trường, đầu tư vốn tư nhân vẫn tăng trưởng

Hiện các khoản nợ có giá trị cao hơn và chi phí mọi thứ khác gần như cũng tăng sẽ tiếp tục phá vỡ thị trường M&A, dẫn đến triển khai vốn đầu tư đầy thách thức trong thời gian trung hạn. Tuy nhiên, chúng ta vẫn kỳ vọng các khoản đầu tư vào những lĩnh vực tiếp cận với quá trình chuyển đổi năng lượng sẽ vẫn tăng trưởng, được thúc đẩy chủ yếu bởi nhu cầu gia tăng mạnh mẽ về giải pháp sản xuất năng lượng sạch và loại bỏ carbon cũng như nhu cầu ngày càng tăng về đầu tư “từ nâu sang xanh” (brown-to-green investment) tức là chuyển từ đầu tư nâu cho nhiên liệu hóa thạch sang đầu tư xanh cho một hệ thống năng lượng sạch hơn, tiêu dùng năng lượng hiệu quả hơn và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách tốt hơn, đặc biệt là trên đất nông nghiệp và trồng rừng. Do vậy, hiện có nhiều nhà đầu tư mong muốn tiếp tục phân bổ rót vốn đầu tư vào không gian này.

Một số nét đặc trưng chính chúng ta kỳ vọng sẽ nhận thấy trong năm tới bao gồm:

- Sự sáng tạo của người giao dịch kết nối qua vùng vịnh giữa kỳ vọng của người mua và người bán (chủ yếu về giá cả) thông qua các công cụ như như vốn chủ sở hữu có cấu trúc bảo vệ người mua chống lại rủi ro giảm giá hoặc thu nhập mà trì hoãn việc người bán nhận ra toàn bộ giá trị cho đến khi các đường ống dẫn khí phát triển hình thành.

- Những công nghệ mới nổi đã được nhận thấy thích hợp hoặc chưa được kiểm tra chỉ một vài năm trước đây, mà hiện giờ liên tục thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư lớn nhất thế giới với nhiều giao dịch M&A quy mô lớn, mang tính bước ngoặt hơn trong các lĩnh vực như sản xuất pin quy mô tiện ích, giải pháp thu hồi carbon, chuỗi cung ứng pin EV cũng như đặt cược lớn vào sự chuyển hóa từ màu nâu sang màu xanh của những gã công nghiệp khổng lồ.

- Cơ quan quản lý quốc gia ngày càng đề cập nhiều hơn về net-zero và cân nhắc quá trình loại bỏ carbon khi giao dịch thanh toán bù trừ; ví dụ như Cơ quan quản lý cạnh tranh, người tiêu dùng, thương mại công bằng và an toàn sản phẩm quốc gia (ACCC, Australia) đã lưu ý một cách rõ ràng về khả năng lợi ích của việc triển khai sản xuất năng lượng tái tạo nhanh chóng (và như vậy lợi ích vượt trội hơn so với cạnh tranh và mối quan tâm khác) khi phê duyệt thương vụ mua lại Brookfield Asset Management Inc của Canada (cuối cùng không thành công) theo đề xuất tiếp quản của Công ty khí đốt và năng lượng Origin Energy Ltd của Australia.

- Theo đánh giá, năm 2023 thật là một năm đầy khó khăn trong việc gây quỹ do thời gian đóng cửa kéo dài hơn, sự cạnh tranh mạnh mẽ về vốn và các công ty hợp danh hữu hạn (Limited Partners) mong muốn củng cố số lượng các thành viên của công ty hợp danh (General Patners) nơi mà họ đang quản lý điều hành. Sự chuyển đổi năng lượng và chiến lược năng lượng tái tạo đã nổi bật trong số các loại tài sản có khả năng phục hồi tốt hơn, đặc biệt đối với nhu cầu ngày càng tăng về bền vững và chiến lược chuyển đổi nợ cơ sở hạ tầng tập trung vào chuyển đổi. Sự nhất quán với sự quan tâm đến công nghệ trưởng thành đã đề cập ở trên, chúng ta cũng đã thấy nhiều sản phẩm chuyên biệt hơn đang được tung ra, tập trung vào hydrogen hoặc công nghệ CCUS cũng như sự khác biệt hơn trong các chiến lược năng lượng tái tạo (ví dụ, dòng sản phẩm chuyên dụng điện gió ngoài khơi, ngoài chiến lược năng lượng tái tạo nói chung). Chúng ta còn nhận thấy sự tăng nhẹ các sản phẩm quỹ mở là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào bán ra công chúng phải được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư và quỹ đóng là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào bán ra công chúng không được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư, nhằm giải quyết hồ sơ tài trợ dự kiến và tính chất chiến lược dài hạn của một số khoản đầu tư này. Hiện các chiến lược đặc tính riêng biệt của sản phẩm quỹ đóng được thiết kế để giải quyết những thách thức của phù hợp với nhu cầu đầu tư tài sản cho giai đoạn mà nhà đầu tư mong đợi lợi nhuận đầu tư của họ. Trong năm 2024, chúng ta kỳ vọng nhận thấy sự quan tâm tiếp tục đến chiến lược nợ cơ sở hạ tầng trong không gian chuyển đổi năng lượng và đây sẽ là một năm đầy sôi động về cơ sở hạ tầng thứ cấp trên diện rộng.

Ưu đãi của chính phủ và huy động vốn

- Hiện nay chính phủ các nước đang thực hiện các chính sách khuyến khích chuyển đổi năng lượng đã ban hành trong vài năm qua. Đó là các biện pháp của Hoa Kỳ qua đạo luật Giảm thiểu lạm phát (IRA) và đạo luật Cơ sở hạ tầng và việc làm (IIJA) đã được lưỡng đảng Cộng hòa và Dân chủ thông qua tại Quốc hội nhằm cải thiện nền kinh tế có khả năng cạnh tranh, đổi mới sáng tạo và tăng năng suất công nghiệp, điều này đã khiến cho EU phải phản ứng ngay lập tức với một gói chính sách lập pháp và cải cách thể chế, trong đó bao gồm các đạo luật Nguyên liệu thô quan trọng, Công nghiệp Net-Zero, và Ngân hàng hydrogen châu Âu sẽ được triển khai ngay trong năm 2024 song chúng ta sẽ không nhận thấy các đề xuất dự luật mới đưa ra khi các bầu cử sắp tới của EU và chấm dứt nhiệm kỳ của Ủy ban châu Âu hiện nay. Tuy vậy, vẫn có một số biện pháp gần đây của EU có thể vẫn có tác động nhất định:

- Theo kế hoạch phục hồi của EU, dự án Next Generation EU (NGEU) chiếm tới 37% trong tổng số ngân quỹ trị giá 672,5 tỷ euro thuộc Quỹ Phục hồi (recovery and resilience facility-RRF) của Ủy ban châu Âu gây quỹ bằng cách vay trên thị trường vốn (phát hành trái phiếu thay mặt cho EU), sẽ được chi tiêu cho các mục tiêu liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu, trong khi vẫn áp dụng mục tiêu thích ứng với biến đổi khí hậu chung là 30% trên tổng số tiền chi từ ngân sách dài hạn của EU dành cho các năm tài khóa từ năm 2021đến năm 2027.

- Năm 2023, Ủy ban châu Âu cũng đề xuất cho Quỹ đầu tư quốc gia của EU (EU sovereignty fund) đưa ra việc thanh toán bằng tiền mặt mới song không được chấp thuận bởi các nước thành viên EU và được thay thế bởi Nền tảng công nghệ chiến lược cho châu Âu (STEP) tái phân bổ nguồn vốn theo các văn kiện hiện có của EU và trên cơ sở ngân sách bổ sung trị giá 10 tỷ euro. Nhìn chung, EC ước tính STEP có thể tận dụng đòn bẩy huy động lên tới 160 tỷ euro tiền đầu tư, trong đó bao gồm 110 tỷ euro sẽ được kích hoạt bởi ngân sách bổ sung.

- Tiêu chuẩn trái phiếu xanh châu Âu được phát hành (10/2023) với số tiền thu được sẽ đầu tư vào hoạt động kinh tế phù hợp với hệ thống phân loại của EU dành cho các hoạt động bền vững.

- EC nhắm tới mục đích tăng tốc và đơn giản hóa các khoản trợ cấp xanh bằng cách áp dụng mục tiêu sửa đổi, gia hạn Quy định miễn trừ liên kết (GBER) và mở rộng khả năng áp dụng của Khuôn khổ khủng hoảng và chuyển đổi tạm thời cho đến ngày 31/12/2025.

Trong khi đó, Bộ Tài chính Hoa Kỳ và Cơ quan thuế vụ liên bang IRS đã công bố quy định mới để thực hiện tín dụng thuế sản xuất hydrogen sạch dự kiến theo IRA. Các quy định dễ dàng được tuân thủ sẽ là yếu tố quyết định quy mô và mức độ của thị trường hydrogen của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chúng ta kỳ vọng sẽ tiếp tục nhận thấy quan ngại về an ninh quốc gia, an ninh năng lượng và kiểm soát chuỗi cung ứng, bao gồm hạn chế sự phụ thuộc vào nguyên liệu thô nhập khẩu tác động đến dòng vốn đầu tư. Tại Hoa Kỳ, hai biện pháp riêng biệt được thiết kế để ngăn chặn nhập khẩu và tập trung vào đầu tư nước ngoài FDI vào Hoa Kỳ, đã chính thức có hiệu lực, bắt đầu cuộc chơi mới. Theo đạo luật Phòng ngừa lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ (UFPLA), các lô hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là các sản phẩm silica và các tấm pin mặt trời, đều bị Cơ quan Bảo vệ biên giới và hải quan Hoa Kỳ (CBP) bắt giữ với giả định có thể bác bỏ chúng có liên quan đến lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ. Về mặt đầu tư, Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Hoa Kỳ (CFIUS) lại xem xét tác động về mặt an ninh quốc gia đối với các công ty và hoạt động đầu tư của các tổ chức nước ngoài vào Hoa Kỳ, bao gồm cả những vấn đề liên quan trực tiếp đến lĩnh vực năng lượng, ví dụ như năng lượng sản xuất điện, đường ống khí đốt tự nhiên và lưu trữ năng lượng tái tạo.

Vào tháng 11 tới, điều tất nhiên là sẽ diễn ra cuộc tổng tuyển cử, bầu tổng thống Hoa Kỳ và một Chính quyền mới và/hoặc Quốc hội mới sẽ quay trở lại hoặc cắt giảm gấp đôi các sáng kiến chuyển đổi năng lượng? Hiện có lý do chính đáng để tin tưởng một số sáng kiến tạo ra công ăn việc làm mới sẽ sống sót do chính trị song một dự đoán khác lại khẳng định về điểm đó là rất khó thực hiện vào thời điểm này. Chúng ta làm sao biết được việc một số nhà đầu tư nhất định có thể kỳ vọng nhận được hướng dẫn bổ sung từ Chính phủ mới của Hoa Kỳ sau cuộc bầu cử năm nay trước khi rót thêm đầu tư vào không gian chuyển đổi năng lượng./.

Tuấn Hùng

Nguồn:Xu hướng chuyển đổi năng lượng năm 2024 (petrotimes.vn)