Trong giai đoạn năm 2023-2027, dự kiến
Algeria, Ai Cập và Nigeria sẽ thống trị thị trường khí đốt. Về lâu
dài, những quốc gia mới nổi như Mozambique, Tanzania, Mauritania và
Senegal có thể sẽ dần dần chiếm lĩnh thị trường.
Sản lượng khí đốt tự nhiên ở châu Phi dự kiến sẽ tăng 65% vào năm 2035, đạt mức 41,6 tỷ ft3/ngày, chủ yếu nhờ đưa những mỏ nằm ở các vùng khí đốt mới như Mozambique, Tanzania, Mauritania và Senegal vào khai thác.
Báo cáo cũng nêu rõ: Sản lượng khí đốt tự nhiên ở châu Phi dự kiến sẽ tăng 1% trong giai đoạn năm 2022-2023, đạt 25,5 tỷ ft3/ngày.
Còn
trong giai đoạn năm 2023-2027, ba quốc gia sau sẽ chiếm phần lớn hoạt
động khai thác nhiên liệu hóa thạch trên lục địa: Algeria, Ai Cập và
Nigeria.
Trong giai đoạn trên, sản lượng của Algeria sẽ tăng từ 10 ft3/ngày lên 11 ft3/ngày. Còn sản lượng của Ai Cập sẽ duy trì ổn định ở mức 6,25 ft3/ngày vào năm 2027, và sản lượng của Nigeria sẽ dao động nhẹ trong khoảng 4,5-5,5 ft3/ngày.
Tuy
nhiên, về lâu dài, tỷ trọng của các quốc gia này trong cơ cấu sản lượng
toàn lục địa sẽ giảm, vì sản lượng từ các mỏ đang hoạt động của họ dự
kiến sẽ giảm trung bình 5%/năm trong giai đoạn từ nay cho đến năm
2035. Hầu hết năng lực khai thác bổ sung sẽ đến từ những lĩnh vực hiện
đang nằm trong giai đoạn chờ đưa ra quyết định đầu tư cuối cùng. Những
mỏ này nằm chủ yếu ở những quốc gia chưa từng khai thác nhiên liệu hóa
thạch, như Mozambique, Tanzania, Mauritania, Senegal và Ethiopia.
Báo
cáo cũng tiết lộ rằng xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) năm 2023
của lục địa này ước tính sẽ là 49 triệu tấn/năm. Vào năm 2025, sản lượng
xuất khẩu dự kiến sẽ giảm xuống còn 43 triệu tấn/năm, trước khi tăng
lên thành 48 triệu tấn/năm vào năm 2026.
Dự kiến năng lượng tái tạo sẽ tăng trưởng nhanh chóng
Trong
ngắn hạn, dòng LNG của châu Phi sẽ chủ yếu đến từ Nigeria và Algeria -
hai quốc gia chiếm gần 65% tỷ trọng xuất khẩu của lục địa này.
Báo
cáo cũng dự kiến, sản lượng hydrocarbon lỏng bình quân (dầu thô và khí
ngưng tụ) của châu Phi sẽ đạt 6,66 triệu thùng/ngày vào năm 2023, cao
hơn một chút so với mức ghi nhận vào năm 2022. Tuy nhiên, vì tình trạng
ngừng khai thác gia tăng, con số này ít hơn so với ước tính được đưa ra
vào quý I/2023 là 7 triệu thùng/ngày.
Thật
vậy, trong giai đoạn tháng 1 - tháng 5/2023, sản lượng 180.000
thùng/ngày đã bị mất vì tình trạng ngừng hoạt động ngoài kế hoạch, với
nguyên nhân bắt nguồn từ tai nạn, bất ổn xã hội, tấn công vào cơ sở hạ
tầng và đình công. Ngoài ra, thêm 83.000 thùng/ngày bị mất vì những hoạt
động bảo trì nhà máy theo kế hoạch trong nửa đầu năm 2023.
Trong năm 2023, Nigeria, Libya, Algeria, Angola và Ai Cập dự kiến chiếm hơn 80% sản lượng hydrocarbon lỏng của lục địa này.
Mặt
khác, theo báo cáo, đầu tư vào hoạt động thượng nguồn của khí đốt và
dầu (thăm dò và khai thác) ở châu Phi ước tính sẽ đạt khoảng 457 tỷ USD
vào năm 2030, cao hơn một chút so với ước tính được công bố trong quý
I/2023 (443 tỷ USD).
Phòng Năng
lượng Châu Phi cũng cho rằng, trong giai đoạn năm 2023-2025, tổng công
suất lắp đặt năng lượng tái tạo ở châu Phi sẽ tăng từ 18,5 GW lên 33GW,
sau đó là 260GW vào năm 2035, nhờ tăng cường đầu tư vào năng lượng gió
và hydro xanh.
Ngọc Duyên
Nguồn:https://nangluongquocte.petrotimes.vn/trien-vong-khi-dot-cua-chau-phi-tu-nay-cho-den-nam-2035-692754.html