Cấu hình lại thị trường khí đốt
Trong báo cáo thị trường khí đốt, EC đã đưa con số thống kê hạn ngạch nhập khẩu khí đốt Nga trong quý II/2022. Cụ thể, so sánh hàng năm cho thấy lượng khí đốt nhập khẩu trên tuyến đường vận chuyển đi qua Belarus đã sụt giảm 90%, còn tuyến đường qua Ukraine sụt giảm 51%. Đối với đường ống dẫn khí, Nord Stream ghi nhận mức giảm 12%, TurkStream ghi nhận mức giảm 14%.
Từ tháng 1 đến tháng 8/2022, sản lượng khí đốt Nga xuất khẩu vào châu Âu giảm 43 tỷ m3 (bcm). Tổng lượng khí nhập khẩu từ Nga, bao gồm cả LNG, giảm 39 bcm. Đồng thời, nhập khẩu LNG ngoài Nga ghi nhận mức tăng 28 bcm.
Do giá cao, mức tiêu thụ khí đốt tại EU trong quý II/2022 giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, sản lượng tiêu thụ đạt 71 bcm. Ngoài ra, nhu cầu về khí đốt trong sản xuất điện cũng giảm 7%.
Nhập khẩu LNG của EU tăng 4% trong quý II/2022 so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, sản lượng nhập khẩu đã tăng lên tới 36 bcm, trong khi tổng sản lượng khí nhập khẩu của EU tăng 3%. Ngoài ra, EU đã chi khoảng 75 tỷ euro vào việc nhập khẩu khí đốt trong quý II/2022.
Trước những mức giá kỷ lục này, EC đang cố gắng đáp ứng nhu cầu bằng kế hoạch Tái cung cấp năng lượng cho EU (REPowerEU). Một trong những mục tiêu của kế hoạch là loại bỏ dần sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga. Một mục đích khác là đẩy nhanh quá trình chuyển dịch sang năng lượng tái tạo và tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng.
Các biện pháp khác tập trung vào việc tạo ra một nền tảng năng lượng cho EU nhằm tổng hợp nhu cầu, quản lý cơ sở hạ tầng, đàm phán với các đối tác quốc tế và mua chung (groupon) các loại sản phẩm như khí đốt và hydro.
Tình hình thị trường điện
Trong báo cáo về thị trường điện, EC nhấn mạnh việc giảm lưu lượng khí đốt qua đường ống dẫn. Hơn nữa, báo cáo nhấn mạnh sự thiếu ổn định về an ninh nguồn cung khí đốt toàn châu Âu. Đây là hai dữ liệu làm tăng giá điện ở Lục địa già.
Tiêu chuẩn giá điện của châu Âu đạt mức trung bình 191 euro/MWh trong quý II/2022, tăng 181% so với quý II/2021.
Tuy nhiên, tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu điện quý 2 tăng 43%. Trong khi đó, nhiên liệu hóa thạch chỉ chiếm 36% trong cơ cấu. Ngoài ra, tỷ trọng năng lượng tái tạo sản xuất trong vòng một năm đã tăng thêm 2%, tức 5 TWh.
Con số này phản ánh kết quả của việc sản xuất năng lượng mặt trời tăng 24% trên cơ sở hàng năm; điện gió trên bờ tăng 10%; gió ngoài khơi tăng 11%. Tuy nhiên, sản xuất thủy điện đã giảm 16% so với năm ngoái.
Sản xuất điện hạt nhân vẫn chịu ảnh hưởng bởi sự cố ngừng hoạt động ngoài kế hoạch và đợt bảo trì theo lịch trình của Pháp. Do đó, sản lượng điện hạt nhân giảm 17% trong quý II/2022. Hơn nữa, do sản lượng hạt nhân và thủy điện giảm, sản lượng điện từ nhiên liệu hóa thạch đã tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong phần cuối cùng của báo cáo, EC chỉ ra rằng giá điện bán buôn cao đang tác động đến hóa đơn của người tiêu dùng. Do, các chính phủ châu Âu đang cố gắng giảm thiểu tác động này. Ngoài ra, giá điện bán lẻ cho các khu công nghiệp tăng 32%.
Ngọc Duyên/ Petrotimes
Nguồn: Toàn cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay tại Châu Âu (petrotimes.vn)