Vào hôm 5/12, theo báo cáo thường niên về hiệu quả năng lượng, Cơ quan
Năng lượng Quốc tế (IEA) nhận định: Hiện trạng bùng nổ của giá năng
lượng đã tạo nên động lực để cải thiện hiệu quả năng lượng trên toàn thế
giới.
IEA - một tổ chức do OECD thành lập vào
những năm 1970 nhằm hỗ trợ các chính sách năng lượng của các quốc gia,
xem đây là một “bước ngoặt khả thi” sau nhiều năm chỉ đạt được những
tiến bộ hạn chế.
Trong báo cáo,
IEA nhận định rằng “tham vọng về hiệu quả năng lượng của các chính phủ
đã tăng cao trong năm 2022, tăng cùng thời điểm với giá năng lượng”. Từ
đó, IEA rất hoan nghênh “việc thực hiện những biện pháp sâu rộng, cam
kết tài chính và cuộc vận động góp ý kiến từ công chúng".
Mặt
khác, sử dụng năng lượng hiệu quả (giảm mức tiêu thụ năng lượng trong
một dịch vụ nhất định) là một trong những yếu tố chính trên con đường
trung hòa carbon từ nay cho đến năm 2050. Đối với IEA, đây cũng là “phản
ứng đầu tiên và tốt nhất” đối với cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay.
Báo
cáo cho biết, tổng đầu tư trong năm 2022 (bao gồm hoạt động cải tạo các
tòa nhà, giao thông công cộng và cơ sở hạ tầng cho xe điện) đạt 560 tỷ
USD, tăng 16% so với năm 2021.
Nhờ
có hành động cải thiện sử dụng năng lượng hiệu quả từ năm 2000 (như
trong ngành công nghiệp ô tô, vật liệu cách nhiệt trong nhà...), hóa đơn
năng lượng của các quốc gia thành viên IEA đã giảm khoảng 680 tỷ USD
vào năm 2022 (tương đương 15%).
Nhờ có động lực từ hiện trạng hiệu quả
năng lượng suy yếu sau 2 năm đối phó với dịch COVID-19, gây hạn chế tiến
độ công trình cải tạo các tòa nhà, ngành công nghiệp toàn cầu đạt được
sự cải thiện này. Nhưng hiện nay, IEA gửi lời khen đặc biệt đến chính
sách đẩy nhanh điện khí hóa phương tiện giao thông (có 1 xe ô tô điện
cho mỗi 8 xe ô tô mới) hoặc hệ thống sưởi (chỉ tính riêng ở châu Âu, thị
trường đã bán ra gần 3 triệu máy bơm nhiệt trong năm nay, so với 1,5
triệu vào năm 2019). Đối với IEA, đây là “những dấu hiệu đáng khích lệ”.
Theo
báo cáo, hiện nay, các tòa nhà đang dần thắt chặt quy định. Vài quốc
gia có nền kinh tế mới nổi đang áp dụng những quy định và chạy những
chiến dịch toàn quốc để khuyến khích người tiêu dùng cùng tiết kiệm năng
lượng. Ví dụ: Tất cả các chính phủ ở khu vực Đông Nam Á đang đưa ra
những biện pháp hướng dẫn sử dụng điều hòa không khí “hiệu quả”. IEA
nhấn mạnh rằng, đây là một vấn đề “sống còn” đối với Đông Nam Á, trong
bối cảnh bùng nổ nhu cầu điện ở khu vực.
Mặt
khác, xét thấy Mỹ có Đạo luật giảm lạm phát, EU có kế hoạch REPowerEU,
hay Nhật Bản có chương trình Chuyển đổi xanh (GX), IEA đã đưa ra cảnh
báo quan trọng: Các nước đang phát triển chưa đầu tư đủ vào mục tiêu khí
hậu.
Ngọc Duyên
Nguồn:https://nangluongquocte.petrotimes.vn/thuc-trang-hieu-qua-nang-luong-toan-cau-nam-2022-673174.html