Bộ
Chuyển đổi sinh thái quốc gia này cho biết, Kế hoạch Giảm tiêu thụ khí
đốt tự nhiên đưa ra các giới hạn về nhiệt độ và thời gian cho việc sưởi
ấm bằng khí đốt trong mùa Đông tới để giúp đối phó với cuộc khủng hoảng
năng lượng.
Theo
đó, hệ thống sưởi của nhiều tòa nhà, cả của nhà nước và tư nhân, sẽ
giảm nhiệt độ cao nhất từ 19 độ C xuống 18 độ C đối với doanh nghiệp và
từ 20 độ C xuống 19 độ C đối với nhà dân. Thời gian bật hệ thống sưởi
cũng bị giảm 1 giờ mỗi ngày và 15 ngày trong mùa Đông, cụ thể là bật
muộn 8 ngày và tắt sớm 7 ngày.
Cùng với vận hành hiệu quả các nhà máy khí đốt, Italy triển khai nhiều giải pháp nhằm tiết kiệm năng lượng.
Trong
trường hợp thời tiết đặc biệt lạnh, chính quyền các thành phố có thể
cho phép khởi động hệ thống sưởi bằng khí đốt ngoài thời gian được nêu
trong nghị định, miễn là giảm thời gian sưởi ấm hằng ngày. Để tạo điều
kiện thuận lợi cho việc áp dụng nghị định mới, Cơ quan Quản lý năng
lượng quốc gia (ENEA) sẽ công bố các chỉ dẫn cần thiết để cài đặt chính
xác nhiệt độ sưởi mà ban quản trị chung cư có thể cung cấp đến các hộ.
Kế
hoạch trên không áp dụng cho các tòa nhà được sử dụng làm nơi thờ tự,
khu nghỉ dưỡng sức khỏe, nhà trẻ mẫu giáo, hồ bơi, phòng tắm hơi và các
tòa nhà được sử dụng cho các hoạt động công nghiệp, thủ công và các hoạt
động tương tự mà chính quyền thành phố đã cho phép ngoại lệ đối với
giới hạn nhiệt độ, cũng như các tòa nhà được trang bị hệ thống sưởi chủ
yếu sử dụng năng lượng tái tạo.
Trước
đó, Bộ Chuyển đổi sinh thái Italy đã công bố chiến lược tiết kiệm năng
lượng với mục tiêu tiết kiệm khoảng 3,6 tỷ m3 khí đốt, tương đương mức
7% từ nay đến hết tháng 3/2023 để đủ trữ lượng cho mùa Đông 2022-2023 và
2023-2024.
Các
biện pháp ngắn hạn bao gồm việc rút ngắn thời gian sưởi mùa Đông hai
tuần, giới hạn nhiệt độ phòng đến 19°C, giảm số giờ sưởi ấm trong các
tòa nhà, văn phòng và tăng cường sản xuất điện từ các nguồn thay thế như
than đá. Các sáng kiến cho phép Italy thay thế 25/30 tỷ mét khối khí
đốt Nga thông qua đa dạng hóa nguồn cung, bao gồm tăng sản lượng khí đốt
nội địa từ 3 đến 6 tỷ m3 và 5 tỷ m3 còn lại bằng các biện pháp thúc đẩy
hiệu suất và sử dụng năng lượng tái tạo đến 2025.
Thùy Dương
Nguồn: https://thiennhienmoitruong.vn/italy-cong-bo-cac-bien-phap-moi-tiet-kiem-nang-luong.html