Mặt khác, liên quan đến việc chính sách giá FIT không còn, lợi thế cạnh tranh của các dự án năng lượng tái tạo theo đó sẽ phát điện qua đấu thầu, cạnh tranh, vị này nhấn mạnh hiện tại Bộ Chính trị mới chỉ ban hành các dự thảo về đấu thầu và cơ chế mua bán điện trực tiếp. Các quy định này còn có thay đổi.
Tăng nóng liên tục trong 2 năm 2019-2020, năng lượng tái tạo đang bước vào giai đoạn giảm nhiệt. Nguyên nhân bên cạnh các chính sách phát triển không còn ưu đãi như trước, ngành năng lượng còn đang phải chịu cắt giảm công suất do tốc độ tiêu thụ điện chững lại và vấn đề trong khả năng truyền tải điện.
Trao đổi về vấn đề này, CEO BCG Energy, ông Phạm Minh Tuấn cho biết: "Ngành điện hiện nay đang gặp trở ngại do ảnh hưởng dịch bệnh khiến suy giảm tốc độ tiêu thụ điện và sự tăng trưởng lưới truyền tải không đáp ứng kịp cho sự tăng trưởng nóng của năng lượng tái tạo. Chúng tôi đánh giá đây là trở ngại trong ngắn hạn và trong dài hạn, một khi tình hình phát triển kinh tế hồi phục, thì khả năng thiếu hụt điện của Việt Nam là vẫn tồn tại với mức thiếu hút cao. Vì vậy, chúng tôi vẫn đánh giá ngành năng lượng vẫn là một ngành vô cùng tích cực và đóng vai trò quan trọng trong dài hạn".
Và BCG vẫn sẽ cân nhắc các cơ hội thâu tóm những dự án năng lượng tái tạo đã đi vào hoạt động nếu dự án đạt mức IRR hợp lý, khả năng giải tỏa công suất tốt và cũng như đạt một số tiêu chí khác.
Mặt khác, liên quan đến việc chính sách giá FIT không còn, lợi thế cạnh tranh của các dự án năng lượng tái tạo theo đó sẽ phát điện qua đấu thầu, cạnh tranh, vị này nhấn mạnh hiện tại Bộ Chính trị mới chỉ ban hành các dự thảo về đấu thầu và cơ chế mua bán điện trực tiếp. Các quy định này còn có thay đổi.
Mặt khác, đối do các yếu tố nền tảng môi trường kinh doanh như chủ đầu tư vẫn phải chịu trách nhiệm về giải phóng mặt bằng, xây dựng đường dây đấu nối, lãi suất cho vay cao, giá đấu thầu khó có thể giảm xuống.
Đối với mảng năng lượng tái tạo, không nên đánh đồng quy trình đấu thầu của Việt Nam với các nước khác, ông Tuấn cho biết. Tại các nước khác, cơ sở hạ tầng đã có sẵn, còn ở Việt Nam cơ sở hạ tầng chủ yếu do chủ đầu tư thực hiện như đã trình bày trên.
Riêng BCG Energy, lợi thế cạnh tranh lúc này là đơn vị phát triển chuyên môn, do đó sẽ tối ưu hóa được chi phí đầu tư. Đồng thời với lợi thế là đơn vị có khả năng huy động vốn trên thị trường quốc tế sẽ huy động các nguồn tài trợ dự án với lãi suất rẻ hơn để nâng cao năng lực cạnh tranh khi đấu thầu.
"Thông qua năng lực thực hiện dự án của BCG trong thời gian ngắn đối với dự án VNECO Vĩnh Long và dự án Phù Mỹ chúng tôi tự tin trong việc triển khai các dự án tiếp theo.
Hiện, chúng tôi đang đàm phán với 1-2 quỹ đầu tư, khi việc đầu tư thành công sẽ nâng giá trị BCG và nâng tầm khả năng huy động vốn của BCG. Quan điểm về khả năng huy động vốn trên thị trường quốc tế là khả năng cạnh tranh tốt nhất", CEO nói thêm.
Ngoài ra, Nghị quyết Trung ương Đảng trong nhiệm kỳ 5 năm tiếp theo sẽ đưa các dự LNG, vì vậy BCG cũng đặt mục tiêu tìm kiếm cơ hội phát triển để có thể triển khai trong thời gian tới 2024-2025.
Theo kế hoạch 2021, mảng năng lượng tái tạo dự đóng góp doanh thu cho BCG là 1.200 tỷ đồng, trong đó chi phí O&M chiếm 10%. Khi bắt đầu thực hiện đầu tư thì vốn đầu tư khá cao trong giai đoạn đầu, giá trị khấu hao trong 20 năm, chi phí vận hành chiếm nhỏ trong dòng tiền thu về.
"Trong đó, với dự án 500 MW, dòng tiền thu về khoảng 1.200 – 1.300 tỷ tùy thuộc thời tiết. Dự báo dòng tiền 1.200 tỷ trừ chi phí vận hành chiếm 10%, 90% về thu được dùng trả nợ, lãi vay và khấu hao, phần còn lại là lợi nhuận dự án", đại diện Công ty cho hay.
Một dự án trải qua quá trình thực hiện gồm 3 bước triển khai:
(1) Huy động vốn từ các nhà đầu tư trong nước, thường lãi suất 10%-12%;
(2) Sau khi có dòng tiền ổn định từ nguồn huy động lãi suất cao sẽ thực hiện huy động vốn tái tài trợ từ nguồn nước ngoài với lãi suất dự kiến 7%;
(3) Sau khi hoàn thành xây dựng chúng tôi sẽ đưa dự án ra thị trường quốc tế vào năm 2025.
Cập nhật tiến độ mảng điện gió, các dự án của BCG theo ông Tuấn không phù hợp để phát điện trước 31/10/2021 do chưa sẵn sàng về các trạm, đường dây dẫn nối… Do đó BCG dự kiến kết nối COD vào cuối quý 2/2022, một phần còn lại vào năm 2023.
Chi tiết, dự án ở Cà Mau và Trà Vinh sẽ phát điện vào tháng 9/2022 với tổng công suất 300MW, sau đó thì cuối 2022 và đầu 2023 sẽ phát điện phần còn lại 200MW.
Nói về mảng năng lượng tái tạo này, đại diện BCG bày tỏ có rất nhiều khó khăn. Thứ nhất, tình hình nhập khẩu tua-bin gió khó khăn đang là tình hình chung, điều này phần nào có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ triển khai dự án.
Mặt khác, về thi công trên biển đòi hỏi tính chuyên nghiệp và kinh nghiệm. Vì vậy BCG đang thực hiện dự án theo mô hình tổng thầu với việc sử dụng các tổng thầu triển khai các dự án tương tự và tư vấn giám sát quốc tế chuyên nghiệp.
Các dự án điện năng lượng tái tạo sẽ tiếp tục bị cắt giảm công suất
Bảo An
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị