Các lệnh trừng phạt đang đè bẹp các dự án xuất khẩu LNG đầy tham vọng của Nga

Nga có thể phải hoãn kế hoạch tăng cường hoạt động xuất khẩu khí đốt theo đường ống hướng đông và xuất khẩu LNG sang thị trường toàn cầu trong bối cảnh thách thức ngày càng tăng, theo Oil Price.

Các lệnh trừng phạt đang đè bẹp các dự án xuất khẩu LNG đầy tham vọng của Nga

Dự án Arctic LNG 2 của Novatek ở Bắc Cực (Nguồn: Getty Images)

Nga đã dựa vào thị trường Trung Quốc để xuất khẩu khí đốt qua đường ống cao hơn kể từ khi xung đột với Ukraine nổ ra và khối lượng cung cấp khí đốt sang châu Âu bị cắt giảm. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán về đường ống thứ hai sang Trung Quốc dường như đã bị đình trệ.

Trong khi đó, các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Moscow được tăng cường, bao gồm một dự án xuất khẩu LNG mới hàng đầu ở Bắc Cực, dự kiến sẽ sớm đi vào hoạt động.

Đường ống Power of Siberia

Hiện tại, Gazprom cung cấp khí đốt tự nhiên cho Trung Quốc thông qua Đường ống Power of Siberia (Sức mạnh Siberia). Sản lượng xuất khẩu vào năm 2022 đạt 15 tỷ mét khối, trong khi tổng lưu lượng trong năm nay dự kiến sẽ tăng lên 22 tỷ mét khối.

Các lệnh trừng phạt đang đè bẹp các dự án xuất khẩu LNG đầy tham vọng của Nga

Dự án đường ống Power of Siberia 2 (Nguồn: AFP)

Ông Alexey Miller, Giám đốc điều hành của tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga nói với Tổng thống Putin trong tuần này rằng nguồn cung cấp cho Trung Quốc vào năm 2023 hiện dự kiến ở mức 23,2 tỷ mét khối, vượt kế hoạch trước đó.

Ông Miller nói trong cuộc họp hôm thứ Năm rằng sản lượng xuất khẩu vào năm 2025 dự kiến sẽ tăng lên khoảng 38 tỷ mét khối.

Mặc dù tự hào về việc tăng cường xuất khẩu sang Trung Quốc, xuất khẩu khí đốt của Nga đã giảm kể từ khi cuộc xung đột ở Ukraine bắt đầu, và Nga sẽ phải mất nhiều năm để bù đắp khối lượng đường ống xuất khẩu trước đó sang châu Âu bằng cách tăng nguồn cung cho các thị trường khác.

Các lệnh trừng phạt đang đè bẹp các dự án xuất khẩu LNG đầy tham vọng của Nga

Trạm nén khí Atamanskaya cho đường ống Power of Siberia (Nguồn: Reuters)

Power of Siberia là một trong những dự án lớn nhất vừa được Gazprom hoàn thành và là đường ống dẫn khí đốt đầu tiên của Nga tới Trung Quốc. Hiện đang có tin đồn về Power of Siberia 2, nhưng các cuộc đàm phán giữa Nga và Trung Quốc vẫn chưa tiến triển nhiều. Thỏa thuận về Power of Siberia 2 vẫn chưa đạt được do một số vướng mắc, bao gồm cả mức giá khí đốt mà Gazprom sẽ cung cấp.

Đường ống Power of Siberia 2 được thiết kế để vận chuyển khí đốt từ khu vực Tây Siberia Altai của Nga tới đông bắc Trung Quốc qua Mông Cổ.

Sự phụ thuộc vào Trung Quốc

Trước cuộc xung đột ở Ukraine, Nga cung cấp khoảng 1/3 tổng lượng khí đốt cho châu Âu. Sau đó, Trung Quốc đã trở thành điểm đến ưu tiên hàng đầu của tập đoàn khí đốt nhà nước Gazprom của Nga.

Các lệnh trừng phạt đang đè bẹp các dự án xuất khẩu LNG đầy tham vọng của Nga

Đầu năm nay, ông Miller nói rằng Nga có thể sớm cung cấp cho Trung Quốc khối lượng khí đốt tương đương với khối lượng mà Moscow gửi đến Tây Âu trước cuộc xung đột với Ukraine. Dù vậy, các nhà phân tích nghi ngờ rằng Nga có thể tăng khối lượng xuất khẩu sang Trung Quốc lên mức như vậy trong ít nhất 7 năm nữa.

Với việc thiếu các đường ống mới ở phía đông, Nga đã đặt cược vào việc tăng doanh số bán LNG, mặt hàng được châu Âu nhập khẩu với số lượng lớn.

EU là khách hàng mua LNG lớn nhất của Nga kể từ khi lệnh trừng phạt của phương Tây đối với dầu của Nga có hiệu lực vào cuối năm ngoái, theo dữ liệu từ Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA).

Nhập khẩu khí đốt từ Nga, không giống như dầu và các sản phẩm dầu mỏ, không bị EU cấm. Ít nhất là tại thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, EU vẫn đặt mục tiêu loại bỏ khí đốt của Nga vào năm 2027.

Đòn trừng phạt từ Mỹ

Các lệnh trừng phạt gần đây nhất của Mỹ đối với dự án LNG mới nhất của Nga, Arctic LNG 2, đã gây nguy hiểm cho chiến lược trở thành cường quốc trên thị trường LNG toàn cầu của Nga

Các lệnh trừng phạt đang đè bẹp các dự án xuất khẩu LNG đầy tham vọng của Nga

Ảnh minh họa (Nguồn: Getty Images)

Khả năng hủy hợp đồng xây lắp tàu chở LNG xuyên băng và các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với dự án xuất khẩu LNG mới nhất của Nga có thể cản trở kế hoạch tăng doanh số bán LNG của Nga khi tuyến đường ống dẫn tới châu Âu của nước này phần lớn bị cắt đứt.

Ông Sergei Kapitonov, chuyên gia phân tích tại Trung tâm Dự án ESG và Chuyển đổi Năng lượng "Skoltech", nói với Energy Intelligence: “Các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với LNG 2 ở Bắc Cực đã trở thành “ông ba bị” đối với toàn bộ chiến lược LNG của Nga”.

Theo ông Alexey Belogoryev, Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển của Viện Năng lượng và Tài chính (IEF), các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với LNG 2 ở Bắc Cực đã tạo ra những bất ổn lớn trong tương lai.

Novatek, công ty xuất khẩu LNG của Nga và là nhà phát triển của dự án, “sẽ buộc phải chuyển sang đội tàu Nga và cả các tàu chở dầu đang treo cờ giả và hưởng lợi từ Nga thông qua một chuỗi các công ty,” ông Belogoryev nói.

“Việc cung cấp đội tàu hiện là vấn đề then chốt. Vấn đề sẽ đặc biệt trở nên tồi tệ hơn nếu lệnh cấm vận đối với LNG của Nga được áp dụng ở châu Âu. Và điều này hoàn toàn có thể xảy ra sau năm 2026”, ông nói thêm.

Arctic LNG 2 đang hoạt động

Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Rossiya 24 TV rằng giai đoạn đầu tiên của dự án Arctic LNG 2 của Novatek đã thực sự bắt đầu hoạt động và các chuyến hàng đầu tiên dự kiến sẽ được xuất khẩu vào quý 1 năm 2024.

Các lệnh trừng phạt đang đè bẹp các dự án xuất khẩu LNG đầy tham vọng của Nga

Nhà máy Yamal LNG của Novatek (Nguồn: Novatek)

Ông nói: “Nhà máy LNG 2 ở Bắc Cực hiện đang được xây dựng, nhưng giai đoạn đầu tiên thực sự đã bắt đầu hoạt động. Và chúng tôi dự kiến những chuyến hàng đầu tiên từ dự án này sẽ xuất xưởng vào quý đầu tiên của năm tới”.

Vị Phó Thủ tướng nói rằng Nga hiện đứng thứ 4 về khối lượng xuất khẩu LNG. Đến cuối năm 2023, nhiều khả năng các doanh nghiệp Nga sẽ sản xuất khoảng 33 triệu tấn LNG, chiếm khoảng 8% thị trường thế giới.

Ông cũng cho rằng, với tất cả các dự án hiện nằm trong kế hoạch chiến lược phát triển thị trường LNG của Nga, đến năm 2035, nước này sẽ đạt sản lượng khoảng 100 triệu tấn.

“Và chúng tôi có kế hoạch chiếm 15% -20% thị phần thị trường thế giới; ngang bằng với thị phần của chúng tôi trong nguồn cung cấp khí đốt qua đường ống”, ông nói thêm.

Liên quan đến thông tin về một dự án nhà máy LNG ở Murmansk, Ông Novak cho biết: "Đầu tiên, đây là nhà máy Murmansk LNG, nơi sẽ xây dựng ba dây chuyền. Các quyết định được đưa ra đầu năm nay bao gồm xây dựng một đường ống dẫn khí đốt ở Murmansk và một nhà máy công suất 20 triệu tấn ở đó vào năm 2029-2030."

Đỗ Khánh

Nguồn: