Châu Âu đã có một nước đi táo bạo và
công nhận năng lượng hạt nhân làm công nghệ xanh quan trọng. Tầm ảnh
hưởng của quyết định này - dù tập trung vào mục đích khử carbon khỏi nền
kinh tế châu Âu, vươn xa ra ngoài khía cạnh môi trường, gây ảnh hưởng
đến khả năng cạnh tranh và tự chủ của châu Âu trước những siêu cường như
Trung Quốc và Mỹ.
Châu Âu ủng hộ sử dụng năng lượng hạt nhân cho quá trình chuyển đổi xanh
Nghị
viện châu Âu đã phê duyệt dự luật về bảo vệ việc sản xuất dòng công
nghệ carbon thấp này bên trong Liên minh châu Âu (EU). Mục tiêu năng
lượng hạt nhân của năm 2030: Dùng điện hạt nhân để đáp ứng 40% nhu cầu
của EU. Như vậy, châu Âu có những sáng kiến tương tự như Trung Quốc
và Mỹ.
Năng lượng hạt nhân, trụ cột của quá trình khử carbon tại châu Âu
Đây
là một văn bản có ý nghĩa quan trọng đối với một ngành công nghiệp năng
lượng hạt nhân, đánh dấu một thắng lợi chính trị quan trọng, vì hạt
nhân vốn chỉ là một ngành công nghiệp được quản lý ở cấp độ quốc gia.
Ông Christophe Grudler - Thành viên Nghị viện châu Âu, bày tỏ hài lòng
khi thấy năng lượng hạt nhân được đặt ngang hàng với năng lượng tái tạo.
Việc công nhận năng lượng hạt nhân làm một trụ cột trong quá trình khử
carbon khỏi nền kinh tế châu Âu là một bước đi mang tính quyết định.
Các
quốc gia thành viên sẽ tranh luận thêm về đề xuất này. Dù vậy, thể theo
quyết định, các nước sẽ bắt đầu đưa năng lượng hạt nhân vào một số công
nghệ thiết yếu cho quá trình chuyển dịch năng lượng. Châu Âu không
những muốn tìm cách đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2050, mà còn
củng cố quyền tự chủ năng lượng của mình.
Chiến thắng đầu tiên cho năng lượng hạt nhân châu Âu
Dự
thảo luật ban đầu, được trình bày vào ngày 16/3, đã đề cập đến năng
lượng hạt nhân như một cách nhằm khử carbon khỏi nền kinh tế; thể hiện
một chiến thắng sớm cho Pháp và các nước EU khác như Hà Lan, Thụy Điển
hay Ba Lan. Tuy nhiên, dự luật chỉ tính đến những lò phản ứng thế hệ mới
và những lò phản ứng mô-đun nhỏ. Phần lớn khoảng viện trợ đã đi vào
những lĩnh vực mang tính “chiến lược” hơn.
Các
thành viên Nghị viện châu Âu đã chọn lối tiếp cận linh hoạt hơn: Để các
quốc gia thành viên tự do lựa chọn công nghệ không phát thải theo ý họ.
Mục đích của kế hoạch là đơn giản hóa và đẩy nhanh các thủ tục lắp đặt
cơ sở công nghiệp và cơ sở tài chính. Nó cũng đưa ra những tiêu chí đấu
thầu công khai, tạo điều kiện có lợi cho các nhà cung cấp châu Âu.
Việc
châu Âu tích hợp năng lượng hạt nhân vào hàng ngũ công nghệ xanh là một
bước quyết định nhằm hướng đến quá trình khử carbon khỏi nền kinh tế
của nước này. Lựa chọn chiến lược này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc
đa dạng hóa các nguồn năng lượng, đồng thời tăng cường khả năng cạnh
tranh và quyền tự chủ năng lượng của châu Âu. Các quốc gia thành viên
châu Âu sẽ tiếp tục đàm phán, nhằm đưa ra được quyết định về quy mô và
phạm vi của sáng kiến đầy tham vọng này.
Ngọc Duyên
Nguồn:https://nangluongquocte.petrotimes.vn/buoc-ngoat-chien-luoc-nang-luong-cua-chau-au-700362.html