Các nhà lãnh đạo thế giới phải đồng ý biến than đá "trở thành dĩ vãng" tại hội nghị thượng đỉnh vừa qua, nếu không sẽ xảy ra thảm họa khí hậu do trái đất nóng lên.
Ảnh minh họa. https://kinhtexaydung.petrotimes.vn
Anh, quốc gia tổ chức Hội nghị Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc tại Glasgow (COP26), cho biết rằng: Các nhà lãnh đạo nên rời xa "không khí nóng" để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đối với cả tất cả các quốc gia giàu và nghèo.
Chủ tịch COP26 Alok Sharma - Bộ trưởng Anh phụ trách công tác chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh Glasgow, nói rằng: “Để đáp ứng mục tiêu khí hậu toàn cầu là hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5℃, thế giới cần phải loại bỏ hoàn toàn than đá”.
"Nếu chúng ta không hành động ngay bây giờ, khoa học đã chứng minh cho chúng ta biết những tác động này sẽ trở nên thường xuyên hơn và tàn bạo hơn. Rằng chúng ta sẽ chứng kiến một quy mô thảm họa toàn cầu mà thế giới chưa từng thấy".
Các nhà sản xuất than lớn nhất thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Australia, Hoa Kỳ, Nga và Liên minh châu Âu. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Trung Quốc cũng là nước tiêu thụ than nhiều nhất thế giới, sử dụng hơn một nửa lượng than sản xuất trên thế giới.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết ông hy vọng lượng khí thải carbon sẽ hoàn toàn dừng lại vào năm 2030.
"Kể từ khi Hiệp định Paris được ký kết, thế giới đã hành động nhưng không đủ. Hiện tại, để giữ 1,5℃ trong tầm tay (độ nóng lên cho phép của Trái đất), chúng ta phải giảm một nửa lượng khí thải toàn cầu vào năm 2030. Vì vậy, đây là thập kỷ quyết định".
Các nhà chuyên gia khí hậu nói rằng: Các quốc gia giàu có nhất thế giới, những nước gây ô nhiễm lớn nhất và phần lớn hệ thống tư bản đang đi quá chậm để ngăn chặn những tác động tàn phá của biến đổi khí hậu, bất chấp những tuyên bố công khai.
Chủ tịch COP26 Alok Sharma kêu gọi: “Vì vậy, chúng tôi kêu gọi các quốc gia cam kết tất cả ô tô mới không phát thải vào năm 2040 hoặc sớm hơn”. Ông nói thêm rằng tài chính bền vững sẽ là trọng tâm chính của hội nghị thượng đỉnh.
Sharma cho biết các nước giàu nên ứng phó với tình trạng khó khăn về nợ và hỗ trợ quy trình Quyền rút vốn đặc biệt của Quỹ Tiền tệ Quốc tế để hỗ trợ phục hồi bền vững. Thúc đẩy hành động ngăn chặn những tác động tàn phá của biến đổi khí hậu, đạt hiệu quả như mục tiêu đã đề ra trong Hội nghị thượng đỉnh, tránh được thảm họa khí hậu toàn cầu.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn
Trang Hoàng