Nhật Bản có kế hoạch thúc đẩy năng lượng hạt nhân để giảm thải carbon

Nhật Bản đã thông qua một chính sách năng lượng mới nhằm thúc đẩy hạt nhân và năng lượng tái tạo như những nguồn năng lượng sạch để đạt được cam kết của đất nước về việc trung lập carbon vào năm 2050.

Kế hoạch năng lượng cơ bản mới, được Nội các Nhật Bản thông qua đúng thời điểm diễn ra hội nghị thượng đỉnh về khí hậu vào đầu tháng 11, kêu gọi tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo để cắt giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch trong thập kỉ tới khi Nhật Bản nỗ lực đạt được mục tiêu giảm phát thải đầy tham vọng của mình.


Nhật Bản sẽ đẩy mạnh các nguồn năng lượng sạch để đạt mục tiêu trung hòa carbon vào 2050.

Nhật Bản đã không quyết định phải làm gì đối với ngành công nghiệp điện hạt nhân của mình kể từ sau thảm họa nhà máy Fukushima năm 2011. Giờ đây, họ cho biết việc khởi động lại lò phản ứng là chìa khóa để đạt được các mục tiêu phát thải khi Nhật Bản cố gắng đẩy mạnh nỗ lực toàn cầu chống lại biến đổi khí hậu.

Kế hoạch dài 128 trang do Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp biên soạn cho biết Nhật Bản nên đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng về năng lượng hydro và amoniac, tái chế carbon và năng lượng hạt nhân. Nó cũng kêu gọi thúc đẩy năng lượng gió ngoài khơi và sử dụng pin sạc có tiềm năng phát triển.

Kế hoạch cho biết thêm rằng "việc cung cấp năng lượng ổn định và chi phí thấp là điều kiện tiên quyết để Nhật Bản có thể đạt được những mục tiêu tham vọng về giảm thiểu phát thải carbon".


Nhật Bản đang nỗ lực với mục tiêu tham vọng, trung hòa carbon vào năm 2050.

Những thay đổi trong kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu giảm lượng khí thải carbon mà cựu Thủ tướng Yoshihide Suga đã công bố vào tháng 4. Người kế nhiệm ông, Fumio Kishida, người ủng hộ việc khởi động lại nhà máy hạt nhân.

Nhật Bản đã cam kết giảm lượng khí thải của mình xuống 46% so với mức năm 2013, tăng so với mục tiêu trước đó là 26%, để đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2050. Nhật Bản cho biết họ sẽ cố gắng đẩy mức giảm lên đến 50% để phù hợp với cam kết của Liên minh châu Âu. Trung Quốc đã cam kết sẽ trung hòa carbon vào năm 2060.

Kế hoạch năng lượng của họ cũng cho biết năng lượng tái tạo sẽ chiếm 36-38% nguồn cung cấp điện vào năm 2030, tăng so với mục tiêu hiện tại là 22-24% và nhiên liệu mới được đưa vào như hydro và amoniac sẽ chiếm 1%.

Mục tiêu sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã giảm từ 56% xuống 41% vào năm 2030. Kế hoạch cho biết Nhật Bản sẽ giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch mà không cần đặt ra mốc thời gian. Nhật Bản cũng sẽ ngừng cung cấp hỗ trợ ở nước ngoài cho các dự án phát điện chạy bằng than thiếu các biện pháp giảm phát thải.

Kế hoạch giữ nguyên mục tiêu điện hạt nhân ở mức 20-22%. Nhật Bản cho biết họ đặt mục tiêu giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân càng nhiều càng tốt nhưng hạt nhân vẫn sẽ là một nguồn năng lượng quan trọng.

Theo các thông tin gần đây cho thấy, Nhật Bản đang theo đuổi nghiên cứu và phát triển các lò phản ứng mô-đun nhỏ, hay còn gọi là SMR, được coi là một lựa chọn điện hạt nhân sạch, giá cả phải chăng và an toàn hơn trong tương lai.

24 trong số 54 lò phản ứng còn hoạt động của Nhật Bản đã được chỉ định ngừng hoạt động sau thảm họa Fukushima, vì các công ty tiện ích đã chọn loại bỏ các lò phản ứng cũ thay vì đầu tư nhiều vào các biện pháp an toàn bổ sung cần thiết theo các tiêu chuẩn khắt khe hơn hậu Fukushima. Chỉ có 10 lò phản ứng đã khởi động lại trong thập kỉ qua.

Huệ Đỗ

https://kinhtemoitruong.vn/nhat-ban-co-ke-hoach-thuc-day-nang-luong-hat-nhan-de-giam-thai-carbon-60520.html