Ưu tiên phát triển hydro từ NLTT để giảm thiểu các mối đe dọa an ninh nguồn nước

Một báo cáo mới được đưa ra trong thời gian diễn ra Hội nghị COP28 cho biết, hydro xanh lam được sản xuất từ năng lượng tái tạo (NLTT) là dạng hydro sạch tiết kiệm nước nhất và cần được ưu tiên để giảm thiểu các mối đe dọa an ninh nước.

Hydro thường được giới thiệu là giải pháp năng lượng thay thế cho nhiên liệu hóa thạch, sử dụng một lượng lớn nước trong quá trình sản xuất. Nhu cầu nước toàn cầu để sản xuất hydro sẽ tăng hơn gấp 3 lần vào năm 2040 và tăng gấp 6 lần vào năm 2050.

Phân tích từ Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA) và Bluerisk, tổ chức gồm các chuyên gia toàn cầu về đánh giá và quản lý rủi ro nước, được đưa ra khi tham vọng mới nhằm tăng quy mô sản xuất hydro sạch trên toàn thế giới đã được Chủ tịch COP28 công bố.

Báo cáo “Nước để sản xuất hydro” khuyến nghị ưu tiên ngừng hoạt động các nhà máy sản xuất hydro xanh lá sử dụng nhiên liệu hóa thạch, thay thế bằng sản xuất hydro xanh lam từ năng lượng tái tạo nhằm giảm thiểu tác động đến tài nguyên nước địa phương và khả năng gây ra rủi ro về nước của ngành này.

Cần ưu tiên sản xuất hydro từ năng lượng tái tạo để giảm thiểu các mối đe dọa an ninh nước

Quyền Giám đốc Trung tâm kiến thức, chính sách và tài chính của IRENA Ute Collier cho biết: “Phân tích của chúng tôi làm sáng tỏ một khía cạnh thường bị bỏ qua về vai trò của hydro trong quá trình chuyển đổi năng lượng - tác động lên nước của việc sản xuất hydro sạch. Một số hình thức sản xuất hydro nhằm giải quyết vấn đề phát thải khí nhà kính trên thực tế sẽ làm tăng nguy cơ căng thẳng về nước ở cấp địa phương, củng cố thực tế rằng hydro xanh lam là lựa chọn tốt nhất để hỗ trợ đạt được mục tiêu khí hậu 1,5°C của thế giới”.

Mặc dù việc sản xuất hydro xanh lam phụ thuộc vào nước vì nó sử dụng năng lượng tái tạo để tách hydro từ nước trong quá trình điện phân, báo cáo cho thấy nó tiêu thụ ít nước hơn tất cả các loại hydro khác nhằm cắt giảm phát thải khí nhà kính khiến nó trở thành lựa chọn tốt nhất cho cả an ninh nước và khí hậu. Cho đến nay, loại sử dụng nhiều nước nhất là hydro được sản xuất từ than với công nghệ thu hồi và lưu trữ một phần carbon (CCS), loại có cường độ sử dụng nước cao hơn gấp đôi so với hydro xanh lam.

“Hệ thống thu hồi và lưu trữ carbon có thể khiến nhu cầu nước cho sản xuất hydro tăng vọt. Việc bổ sung CCS vào một nhà máy than sản xuất khoảng 230 kiloton hydro hàng năm sẽ cần một lượng nước có thể cung cấp cho toàn bộ người dân London trong nửa năm. Kết quả của Thông cáo báo chí rất rõ ràng - các nhà hoạch định chính sách phải ưu tiên hydro xanh lam hơn tất cả, đặc biệt là ở những vùng bị căng thẳng về nước”, Giám đốc Bluerisk Tianyi Luo cho biết.

Báo cáo khuyến nghị nên tích hợp các cân nhắc về nước vào quy hoạch cũng như phê duyệt dự án hydro, với hơn một phần ba các dự án sản xuất hydro xanh lam và xanh lá đã được lên kế hoạch hoặc đang vận hành đã nằm ở những khu vực có tình trạng căng thẳng về nước cao - có nguy cơ gián đoạn và không chắc chắn xung quanh các quy định môi trường nếu nhu cầu về nước không được quản lý.

Lan Anh

Nguồn:https://nangluongsachvietnam.vn/d6/vi-VN/news/Uu-tien-phat-trien-hydro-tu-NLTT-de-giam-thieu-cac-moi-de-doa-an-ninh-nguon-nuoc-6-183-23233