Mission Innovation - dự án hướng tới sự
chuyển dịch năng lượng, là một liên minh gồm 23 thành viên quốc gia toàn
cầu và Liên minh châu Âu (EU). Vào hôm 23/9, liên minh cho biết, cuối
thập kỷ này sẽ có 221 dự án thúc đẩy hoạt động áp dụng công nghệ khử
carbon trên quy mô lớn.
Thông qua
quy trình nghiên cứu và đổi mới công nghệ, Mission Innovation đặt mục
tiêu giảm lượng khí thải CO2 toàn cầu từ các lĩnh vực gây phát thải cao.
Cụ thể, những lĩnh vực này gây ra hơn 52% lượng khí nhà kính trên toàn
thế giới.
Về hoạt động, Mission
Innovation cần chứng minh tính chất sẵn có và tiềm năng kinh tế của các
công nghệ đổi mới. Qua đó, họ sẽ đạt được mục tiêu về cam kết khí hậu
toàn cầu. Theo Mission Innovation, đây là lối tiếp cận hấp dẫn về mặt
tài chính đối với các nhà đầu tư nhà nước và tư nhân. Mục tiêu cuối cùng
của liên minh chính là mở rộng quy mô tiếp cận nhiều nhất có thể.
Bà
Ursula Von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu cho biết: “Thực hiện
nghiên cứu và đổi mới sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch sang năng
lượng sạch. Đây là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Cùng với các quốc gia
thành viên EU, chúng tôi kỳ vọng đội ngũ châu Âu sẽ có những đóng góp
hàng đầu vào tham vọng chung: Đầu tư nhiều hơn, nhanh hơn và táo bạo hơn
vào các dự án đổi mới năng lượng mang tính cách mạng”.
Ông
Fatih Birol - Giám đốc Điều hành của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA)
cho biết, IEA sẽ làm việc với IRENA để giám sát công việc thực hiện
chương trình hàng năm. Theo ông, Mission Innovation tượng trưng cho “mối
quan hệ hợp tác quốc tế mạnh mẽ”. Đây là điều cần thiết để đáp ứng các
cam kết về khí hậu.
Trên thực tế,
IEA nhấn mạnh rằng, toàn thế giới cần phải cùng nhau hành động vì mục
tiêu chung: Hạn chế nhiệt độ toàn cầu không tăng quá 1,5°C từ nay cho
đến năm 2050. Theo IEA, nếu nhiệt độ toàn cầu vượt ngưỡng trên, chúng ta
sẽ không còn cơ hội đảo ngược tình trạng biến đổi khí hậu nặng nề hiện
nay.
Ngọc Duyên
AFP
Nguồn:https://nangluongquocte.petrotimes.vn/toan-cau-hanh-dong-vi-chuyen-dich-nang-luong-666820.html