Chứng chỉ quỹ quỹ đầu tư trái phiếu trong những năm qua trở thành lựa
chọn phù hợp với các nhà đầu tư quy mô vốn nhỏ, khẩu vị rủi ro thấp
nhưng vẫn có tỷ suất sinh lời vẫn cao hơn gửi tiết kiệm ngân hàng. Nhà
đầu tư có thể dễ dàng mua chứng chỉ quỹ trái phiếu mà không cần chứng
minh vai trò nhà đầu tư chuyên nghiệp để mua mua trái phiếu riêng lẻ
trực tiếp từ doanh nghiệp. Rủi ro hơn, nhà đầu tư phải mua lại từ các
công ty môi giới hoặc ký các hợp đồng hợp tác đầu tư với bên thứ ba trên
thị trường thứ cấp.
Thay vì phải tự tìm hiểu hoạt động kinh
doanh, dự án của doanh nghiệp, tự đánh giá năng lực tài chính và rủi ro
trái phiếu, nhà đầu tư cá nhân mua chứng chỉ quỹ có thể hoàn toàn yên
tâm với đội ngũ đầu tư chuyên nghiệp của các công ty quản lý quỹ và các
tổ chức liên quan như ngân hàng giám sát, công ty kiểm toán…
Thực
tế, hàng chục nghìn nhà đầu tư cá nhân đã chọn mua chứng chỉ quỹ trái
phiếu do các công ty quản lỹ quỹ TCBF, SSIAM, MBCapital, Dragon
Capital…phát hành. Điển hình như quỹ trái phiếu TCBF đến tháng 9/2022 có
hơn 43.000 nhà đầu tư, trong đó gần một nửa nhà đầu tư chỉ nắm giữ dưới
5.000 chứng chỉ quỹ (tương đương giá trị khoảng 83 triệu đồng).
Nhưng
chính các nhà đầu tư cá nhân với quy mô đầu tư nhỏ, lại dễ bị tác động
tâm lý và gây ra làn sóng bán lại chứng chỉ quỹ ồ ạt trong thời gian
qua. Từ đầu tháng 10 đến nay, hàng nghìn tỷ đồng đã bị các nhà đầu tư
rút khỏi các quỹ trái phiếu TCBF, SSIBF, MBBond và DCBF. Điều này đang
gây áp lực rất lớn cho các công ty quản lý quỹ trái phiếu khi phải đối
mặt với tình trạng thiếu hụt thanh khoản tạm thời.
Hiện
tượng này xuất phát từ tâm lý hoang mang, lo lắng của các nhà đầu tư
sau khi các vụ án liên quan đến trái phiếu liên tục diễn ra. Thời gian
qua, có một thực tế là bất kỳ sản phẩm đầu tư nào liên quan đến từ khóa
trái phiếu đều bị nhà đầu tư rao bán để nhanh chóng thu tiền về, nhằm
bảo toàn nguồn vốn. Đồng thời lãi suất tiết kiệm tăng nhanh đã trở thành
kênh hút tiền cạnh tranh trực tiếp với các kênh đầu tư chứng khoán,
chứng chỉ quỹ.
Với
cơ chế hoạt động của quỹ mở, khi các nhà đầu tư có nhu cầu bán chứng
chỉ quỹ trái phiếu, các công ty quản lý quỹ phải thực hiện mua lại theo
ngày hoặc 2 lần/tuần. Nguồn vốn mua lại có thể đến từ việc phát hành
chứng chỉ quỹ mới, nếu không đủ, công ty quản lý quỹ sẽ phải bán đi một
phần danh mục trái phiếu để tạo nguồn.
Trong
bối cảnh thị trường trái phiếu hiện nay, rất nhiều nhà đầu tư nắm giữ
trái phiếu hoang mang, không phân biệt trái phiếu tốt xấu, muốn bán bằng
mọi giá để thu tiền về. Kết quả là giá nhiều trái phiếu được chào bán
thấp hơn rất nhiều so với giá trị thật (gồm mệnh giá và lãi tích lũy).
Trong một số trường hợp, để có nguồn mua lại chứng chỉ quỹ, các công ty
quản lý quỹ phải hạ giá bán trái phiếu trong danh mục. Điều này gây
thiệt hại cho chính nhà đầu tư nắm giữ chứng chỉ quỹ.
Chưa
dừng lại ở đó, việc các trái phiếu xác lập giá thị trường thấp sẽ khiến
cho các trái phiếu còn lại trong danh mục của các quỹ đầu tư bị định
giá thấp tương ứng (theo nguyên tắc market-to-market). Điều này dẫn đến
tổng giá trị danh mục giảm đáng kể và kéo theo giá mỗi chứng chỉ quỹ sụt
giảm tương ứng. Đây cũng chính là mức giá mà công ty quản lý quỹ áp
dụng khi mua lại chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư.
Minh
chứng cho điều này, một thông báo của quỹ TCBF ngày 16/11 cho biết, một
trái phiếu chất lượng của tập đoàn hàng tiêu dùng mà quỹ nắm giữ gần
đây được giao dịch với giá 88.888 đồng/ trái phiếu trong khi giá trị
thật là 103.288 đồng, tức là giá thị trường thấp hơn 14% giá trị thật.
Nhiều
trái phiếu trong danh mục nắm giữ của TCBF có tình trạng tương tự dẫn
đến tổng giá trị danh mục NAV ngày 15/11 là 10.964 tỷ đồng, thấp hơn giá
trị thật là 12.134 tỷ đồng. Dẫn đến giá chứng chỉ quỹ (NAV/CCQ) được
công bố để giao dịch là 14.851 đồng, thấp hơn giá trị thật của mỗi chứng
chỉ quỹ là 16.280 đồng.
Trước
thực trạng này, Ban điều hành quỹ TCBF khuyến cáo các nhà đầu tư tiếp
tục nắm giữ chứng chỉ quỹ trong thời gian này và không nên bán lại chứng
chỉ quỹ để tránh thiệt hại không đáng có.
Thực
tế các quỹ đầu tư trái phiếu với đội ngũ đầu tư chuyên nghiệp đều nắm
giữ các trái phiếu của các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực mà doanh
nghiệp hoạt động. Hoạt động đầu tư của các quỹ này cũng được đa dạng
hóa và được thẩm định, quản trị rủi ro theo chuẩn mực chuyên nghiệp. Đặc
biệt các quỹ đầu tư đều được giám sát bởi một ngân hàng.
Báo
cáo của quỹ TCBF hồi tháng 9 cho thấy quỹ này đang nắm giữ trái phiếu
của các doanh nghiệp lớn như VinGroup, Vinhomes, Vincom Retail, Masan
Group, CII… hay các ngân hàng như VietinBank, BIDV…
Ban
điều hành của quỹ TCBF kỳ vọng khi thị trường bình ổn hơn trong thời
gian tới thì giá giao dịch trái phiếu trên thị trường dự kiến về đúng
với giá trị thật và cao hơn hiện nay, thì giá chứng chỉ quỹ sẽ trở lại
đúng giá trị thật và lợi nhuận kỳ vọng của quỹ có thể đạt đến 10%/năm
như kế hoạch
PV
Nguồn: https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/nha-dau-tu-thiet-hai-kep-khi-ban-thao-chung-chi-quy-trai-phieu-671749.html