Bản tin Năng lượng xanh: Trung Quốc đảm bảo vị thế sức mạnh trong công nghệ lithium-ion

Giám đốc điều hành của American Lithium Simon Clarke nói với CNBC rằng Trung Quốc đang dẫn đầu ngành công nghệ lithium, và phần còn lại của thế giới đã không đủ nhanh nhạy để phản ứng trước sự thống trị của Trung Quốc trong lĩnh vực này.

Bản tin Năng lượng xanh: Trung Quốc đảm bảo vị thế sức mạnh trong công nghệ lithium-ion

Trung Quốc là một thế lực thống trị trong lĩnh vực công nghệ lithium.

Simon Clarke của American Lithium cho rằng Trung Quốc đã đảm bảo vị thế sức mạnh của mình trong ngành công nghệ lithium-ion theo một cách mà “bạn phải ngả mũ thán phục”. “Trong nhiều thập kỷ, Trung Quốc đã tích trữ một số tài sản tốt nhất trên khắp thế giới và âm thầm tiến hành công việc kinh doanh của mình cũng như phát triển kiến thức về xây dựng công nghệ lithium-ion từ rất sớm”.

Bên cạnh việc sử dụng lithium trong điện thoại di động, máy tính, máy tính bảng và một loạt thiết bị khác của cuộc sống hiện đại, lithium rất quan trọng đối với pin cung cấp năng lượng cho xe điện.

Mỹ và châu Âu đã phản ứng rất chậm với thực tiễn này. Đạo luật Giảm lạm phát của Mỹ và một số biện pháp khác cho thấy họ “bắt đầu nhận thức được điều đó”.

Một số công ty ở châu Âu đang tìm cách phát triển các dự án tập trung vào việc đảm bảo nguồn cung lithium. Gã khổng lồ khoáng sản Imerys có trụ sở tại Paris có kế hoạch phát triển một dự án khai thác lithium ở trung tâm nước Pháp, trong khi một cơ sở được mô tả là nhà máy tinh chế lithium quy mô lớn đầu tiên của Anh sẽ được đặt ở phía bắc nước Anh.

Simon Clarke dự báo sẽ tiếp tục có cạnh tranh địa chính trị trong lĩnh vực này khi các nước phương Tây muốn giành lại một số chuỗi cung ứng từ Trung Quốc.

Microsoft, Google, Renault sở hữu năng lượng xanh quy mô khổng lồ trên đất liền và trên biển

Những gã khổng lồ công nghệ và tập đoàn ô tô Renault nắm bắt các dự án năng lượng tái tạo với công suất gần 1,5 GW, từ năng lượng gió và mặt trời trên đất liền và ngoài khơi

Microsoft đã công bố các thỏa thuận mua bán điện của công ty (PPA) bao gồm 900 MW năng lượng gió và mặt trời ở Ireland để cung cấp năng lượng cho các hoạt động của trung tâm dữ liệu tại Ireland. Microsoft cho biết các thỏa thuận kéo dài nhiều năm với Statkraft, Energia Group và Power Capital Renewable Energy sẽ đáp ứng mục tiêu của Chính phủ Ireland đối với PPA là 30% năng lượng gió và mặt trời vào năm 2030.

Gã khổng lồ công nghệ Mỹ Google đã đạt sản lượng 100 MW từ trang trại gió ngoài khơi Moray West do Ocean Winds xây dựng ngoài khơi Scotland và sẽ đưa vào sử dụng vào năm 2025. Google đã ký thỏa thuận mua bán điện với Engie, công ty điều hành Ocean Winds với tỷ lệ 50/50 liên doanh với EDPR.

Tập đoàn ô tô Renault có công suất xanh đạt được sản lượng 350 MW từ các dự án do nhà phát triển Pháp Voltalia điều hành, đại diện cho công suất 500 GWh hàng năm trong vòng 15 năm, được cho là thỏa thuận PPA lớn nhất từ trước đến nay của một công ty Pháp. Voltalia cho biết sản lượng năng lượng mặt trời vào năm 2027 sẽ chiếm tới một nửa lượng điện năng tiêu thụ của Renault tại Pháp.

Các công ty khổng lồ của Trung Quốc là Tam Hiệp (CTG) và Goldwin xây dựng tuabin năng lượng gió ngoài khơi 16 MW

Các công ty khổng lồ của Trung Quốc là Tam Hiệp (CTG) và Goldwind đã thông báo một chuẩn mực toàn cầu mới khi một tuabin năng lượng gió ngoài khơi 16 MW xuất hiện tại một nhà máy ở tỉnh Phúc Kiến. Các đối tác cho biết Trung Quốc hiện đang “dẫn đầu” trong ngành công nghiệp năng lượng gió toàn cầu.

Tuyên bố của CTG và Goldwind cho biết cho đến nay Tổ máy 16 MW được đánh giá là cao nhất thế giới sẽ được xây dựng, làm trụ đỡ cho một tuabin có đường kính cánh quạt 252 m và diện tích quét 50.000 m có thể cung cấp đủ điện hàng năm cho 36.000 hộ gia đình.

Sự xuất hiện bất ngờ của tuabin 16 MW ngay sau khi các đối tác khác xây dựng tuabin 13,6 MW đưa Goldwind lên vị trí dẫn đầu trong nhóm các công ty Trung Quốc hiện đang bắt kịp và vượt qua quy mô của các tuabin do các công ty phương Tây Vestas, Siemens Gamesa và GE lên kế hoạch.

Chủ tịch CTG Lei Mingshan cho biết: "Việc triển khai thành công tổ máy 16 MW đánh dấu rằng ngành công nghiệp thiết bị điện gió của Trung Quốc đã đạt được bước nhảy vọt lịch sử, từ "đi sau" sang "sát cánh" và sau đó là "dẫn đầu", tạo ra chuẩn mực mới nhất cho sự phát triển của thiết bị điện gió ngoài khơi toàn cầu”.

Người đứng đầu CTG cho biết mô hình này được phát triển theo tinh thần kêu gọi của chính quyền Trung Quốc nhằm phát triển độc lập công nghệ tiên tiến phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế trong các lĩnh vực quan trọng./.

Thanh Bình

Nguồn: Bản tin Năng lượng xanh: Trung Quốc đảm bảo vị thế sức mạnh trong công nghệ lithium-ion (petrotimes.vn)