Tuần trước, Công ty điện đa quốc gia EDF cho biết một cơ sở được cho là
“Dự án điện gió ngoài khơi quy mô thương mại đầu tiên của Pháp” đã đi
vào hoạt động hoàn toàn.
Sau nhiều năm là cường quốc điện hạt nhân, Pháp bắt đầu phát triển năng lượng gió ngoài khơi
Thông
tin trên thể hiện một bước tiến quan trọng đối với lĩnh vực điện gió
ngoài khơi của Pháp, với nhiều dự án sẽ được đưa vào hoạt động trong
những năm tới.
EDF
cho biết Trang trại gió ngoài khơi Saint-Nazaire 480 megawatt sẽ giúp
“hỗ trợ các mục tiêu chuyển đổi năng lượng của Pháp, bao gồm các mục
tiêu tạo ra 32% năng lượng từ các nguồn tái tạo vào năm 2030.” Cổ đông
lớn của EDF là nhà nước Pháp.
Nằm
ở vùng biển ngoài khơi bờ biển phía tây nam nước Pháp, dự án
Saint-Nazaire bao gồm 80 tua-bin. Dòng điện đầu tiên của nó được tạo ra
vào tháng 6/2022.Trong tương lai, EDF cho biết trang trại gió sẽ “cung
cấp lượng điện tương đương với mức tiêu thụ của 700.000 người mỗi năm.”
Trong
khi dự án Saint-Nazaire đại diện cho một cú hích quan trọng trong lĩnh
vực điện gió ngoài khơi non trẻ của Pháp, thì quốc gia này trong nhiều
thập kỷ đã là một cường quốc về hạt nhân. Theo Hiệp hội hạt nhân thế
giới, Pháp là nơi có 56 lò phản ứng có thể hoạt động. “Pháp sử dụng
khoảng 70% điện năng từ năng lượng hạt nhân”.
Về
năng lượng gió, theo số liệu từ cơ quan công nghiệp WindEurope, Pháp đã
có ngành năng lượng gió trên đất liền. Tuy nhiên, ngành công nghiệp
năng lượng gió ngoài khơi của Pháp còn rất nhỏ, với công suất tích lũy
chỉ 2 MW vào năm 2021,.
Thực
tế này sẽ được thay đổi trong những năm tới. “Các công trình lắp đặt
ngoài khơi cuối cùng đã được thiết lập để cất cánh vào năm 2022 và chúng
tôi dự kiến công suất lắp đặt điện gió ngoài khơi là 3,3 GW từ nay
đến năm 2026,” theo báo cáo Năng lượng gió ở Châu Âu của WindEurope cho
biết.
Giám đốc
điều hành của EDF Renewables, Bruno Bensasson bày tỏ niềm tự hào khi
vận hành dự án mà ông gọi là “trang trại gió công nghiệp ngoài khơi đầu
tiên của Pháp”. “dự án này đã góp phần xây dựng ngành công nghiệp điện
gió ngoài khơi ở Pháp và đã tạo ra một số lượng lớn việc làm trong quá
trình xây dựng và hiện đang trong giai đoạn vận hành,”.
Đức xem xét đưa ra đảm bảo nhà nước cho sản xuất năng lượng tái tạo
Hôm
thứ Hai, Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck cho biết rằng Đức đang xem xét
việc đưa ra các bảo đảm của nhà nước đối với các khoản đầu tư vào năng
lượng tái tạo, khi Berlin nỗ lực trở nên độc lập hơn trong việc mở rộng
công suất năng lượng tái tạo. Ông nói, Berlin cũng đang xem xét cái gọi
là công cụ vốn chủ sở hữu hỗn hợp để tài trợ cho các khoản đầu tư chuyển
đổi năng lượng.
Bộ
trưởng Habeck cho biết thêm, ở cấp độ châu Âu, Đức cũng đang thảo luận
về việc đưa ra các tiêu chí bền vững, như lượng khí thải CO2 của các
thành phần năng lượng tái tạo để hỗ trợ sản xuất tại địa phương. “Điều
đó có nghĩa là… tua-bin gió hoặc tấm pin mặt trời sẽ không phải vận
chuyển nửa vòng trái đất”. Berlin có kế hoạch trình bày các đề xuất cụ
thể hơn trong những tuần tới.
Bộ
trưởng Kinh tế cho biết việc hỗ trợ sản xuất năng lượng tái tạo ở châu
Âu càng trở nên cấp bách hơn với việc Hoa Kỳ đưa ra Đạo luật giảm lạm
phát có thể đẩy ngành công nghiệp này ra khỏi châu Âu. Luật giảm lạm
pháp cung cấp tín dụng thuế 30% chi phí của các nhà máy mới hoặc nâng
cấp xây dựng các thành phần năng lượng tái tạo và cung cấp tín dụng thuế
cho từng thành phần đủ điều kiện được sản xuất tại một nhà máy ở Hoa Kỳ
và sau đó được bán trên thị trường./.
Thanh Bình
Nguồn: https://petrotimes.vn/ban-tin-nang-luong-xanh-phap-bat-dau-phat-trien-nang-luong-gio-ngoai-khoi-672655.html