Liên minh châu Âu (EU) nhất trí thúc đẩy các mục tiêu năng lượng tái tạo
vào năm 2030, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch,
nhanh chóng cắt giảm khí thải và giảm sự phụ thuộc vào Nga.
EU nhất trí thúc đẩy các mục tiêu năng lượng tái tạo năm 2030
Vừa
qua, Nghị sỹ EU Markus Pieper cho biết các nhà đàm phán từ Hội đồng
châu Âu và Nghị viện châu Âu đã đạt được thỏa thuận tạm thời về tỷ lệ
42,5% năng lượng của khối từ các công nghệ tái tạo như gió và mặt trời
vào cuối năm 2030. Pieper coi việc đạt được thỏa thuận này là “tốt lành
cho quá trình chuyển đổi năng lượng của châu Âu.”
Thỏa
thuận còn bao gồm 2,5% “bổ sung tiềm năng”, dư địa cho phép khối đạt
được 45% thị phần. Thỏa thuận này được đưa ra để thay thế Chỉ thị về
năng lượng tái tạo hiện tại của EU đối với mục tiêu 32% thị phần năng
lượng tái tạo vào năm 2030, đã được thực hiện từ tháng 12/2018.
EU đã cam kết từ bỏ nhiên liệu hóa thạch của Nga vào năm 2027.
Đề xuất trên cần được đại diện của các quốc gia thành viên EU trong Hội đồng châu Âu và sau đó là Nghị viện châu Âu thông qua.
EU
cho biết đặt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050. Trong trung hạn,
EU muốn lượng khí thải nhà kính ròng được cắt giảm ít nhất 55% vào năm
2030.
Ấn Độ sẽ phát hành đấu thầu cho 250GW công suất năng lượng tái tạo mới vào tháng 3/2028
Ấn
Độ sẽ phát hành đấu thầu lắp đặt công suất năng lượng xanh 250 gigawatt
(GW) vào tháng 3 năm 2028, theo một bản ghi nhớ của chính phủ được công
bố hôm thứ Hai, vì Ấn Độ dự định sẽ cắt giảm 45% lượng khí thải so với
mức của năm 2005.
Ấn
Độ hiện đang cố gắng tăng công suất năng lượng phi hóa thạch, năng
lượng mặt trời và gió, hạt nhân và thủy điện, và năng lượng sinh học,
lên 500GW vào năm 2030.
Theo
dữ liệu của Chính phủ Ấn Độ tính đến ngày 28/2/2023, công suất năng
lượng tái tạo của Ấn Độ, không bao gồm thủy điện lớn và điện hạt nhân,
vượt quá 122GW, trong khi công suất phi hóa thạch hiện ở mức hơn 175GW.
Theo
bản ghi nhớ, Ấn Độ sẽ phát hành các gói thầu để lắp đặt 15GW công suất
năng lượng tái tạo trong hai quý đầu tiên của năm tài chính 2023, kết
thúc vào tháng 3/2024, sau đó là các gói thầu 10GW trong hai quý tiếp
theo.
Ấn Độ cũng đang tìm cách tăng tỷ lệ công suất phi hóa thạch lên 50% vào năm 2030, từ mức 42,6% hiện nay.
Trong số 50GW mục tiêu trong đấu thầu năng lượng xanh mới hàng năm, 10GW sẽ được lắp đặt trên tua-bin gió, theo bản ghi nhớ.
Năng
lượng mặt trời hiện chiếm hơn một nửa công suất năng lượng tái tạo của
Ấn Độ, trong khi năng lượng gió chiếm gần một phần ba. Mặc dù than đá
vẫn là nguồn sản xuất điện chủ yếu, tỷ lệ bổ sung công suất năng lượng
tái tạo của Ấn Độ chỉ đứng sau Trung Quốc trong số các quốc gia lớn ở
khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Các Nghị sỹ Pháp đề xuất cung cấp tín dụng thuế, trợ cấp cho ngành công nghiệp xanh
Theo
đề xuất hôm thứ Hai (3/4), Pháp có thể giảm thuế và trợ cấp để sản xuất
các công nghệ thân thiện với khí hậu ở nước này, từ các nhà lập pháp
chuẩn bị dự luật công nghiệp xanh.
Chính
phủ Pháp lo ngại rằng các công ty của Pháp có thể tụt hậu không thể
cạnh tranh so với các đối thủ Mỹ, được hỗ trợ bởi Đạo luật Giảm phát
(IRA) trị giá 430 tỷ USD của chính quyền Biden.
Để
tránh điều đó, Bộ trưởng Tài chính Bruno Le Maire đã giao nhiệm vụ cho
một nhóm các nhà lập pháp và lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra các đề xuất
nhằm giữ tính cạnh tranh cho các công ty Pháp và đảo ngược xu hướng phi
công nghiệp hóa lâu dài ở nước này.
Các
đề xuất bao gồm các kế hoạch tín dụng thuế và trợ cấp tùy thuộc vào quy
mô đầu tư của công ty hoặc sản lượng của công ty ở Pháp.
Biện
pháp này có thể được đưa ra như một khoản thanh toán trước để đảm bảo
dòng tiền chảy nhanh và sẽ nhắm mục tiêu đến các nhà sản xuất pin và kim
loại quan trọng, chất điện phân, máy bơm nhiệt, nhà máy hạt nhân thế hệ
tiếp theo, máy phát quang điện và gió, công nghệ thu hồi và lưu trữ
carbon, chất bán dẫn và điện các mạng.
Phát
biểu trình bày các đề xuất, Bộ trưởng Le Maire nhấn mạnh bây giờ là lúc
tìm nguồn tài chính và đầu tư và việc xem xét các khoản tín dụng thuế
như một cách để tăng tốc độ đầu tư.
Các
đề xuất cuối cùng sẽ tùy thuộc vào sự tham vấn cộng đồng trước khi dự
luật được đưa ra Quốc hội Pháp trong mùa hè này. Các nhà lập pháp, lãnh
đạo doanh nghiệp và quan chức của Bộ Tài chính cho biết các con số cụ
thể sẽ được đưa ra trong những tháng tới trong quá trình chuẩn bị dự
luật./.
Thanh Bình
Nguồn:https://nangluongquocte.petrotimes.vn/ban-tin-nang-luong-xanh-eu-cam-ket-tu-bo-nhien-lieu-hoa-thach-cua-nga-vao-nam-2027-681953.html