Chuyển đổi năng lượng sang nền kinh tế ít carbon là thách thức lớn nhất mọi thời đại
Tuần này, CEO của toàn bộ các Big Oil khủng toàn cầu hội tụ tại Houston để tìm cách chuyển đổi nền kinh tế toàn cầu từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo đủ nhanh để ngăn chặn thảm họa khí hậu mà không làm gián đoạn nguồn cung cấp dầu khí chiến lược.
Giám đốc điều hành Chevron Mike Wirth nói với những người tham dự rằng việc duy trì nguồn cung cấp an toàn và giá cả phải chăng trong khi quản lý quá trình chuyển đổi năng lượng sang nền kinh tế ít carbon là “một trong những thách thức lớn nhất mọi thời đại”.
Ông Mallon kêu gọi “ các nhà đổi mới, NOC, IOC, tất cả phải làm việc cùng nhau để tạo ra các động lực phù hợp để tiến bộ trong quá trình chuyển đổi năng lượng này”.
BP không cắt giảm dầu và khí đốt theo kế hoạch
BP đang bị chê trách vì làm chậm kế hoạch cắt giảm dầu và khí đốt theo kế hoạch cách đây ba năm và giảm quy mô chi tiêu cho năng lượng tái tạo.
BP tuyên bố họ chỉ điều chỉnh tỷ lệ phát triển các ngành năng lượng, và cải tổ sẽ giúp họ ngừng bán điện sạch do mình sản xuất và thay vào đó giữ phần lớn để cung cấp cho mạng lưới sạc xe điện đang phát triển của mình và sản xuất nhiên liệu carbon thấp.
Chính phủ Nhật Bản tài trợ 1,62 tỷ USD cho liên doanh năng lượng hydro Nhật-Úc
Dự án Chuỗi cung ứng năng lượng hydro (HESC), được dẫn dắt bởi Công ty công nghiệp nặng Kawasaki (KHI), là dự án chuyển đổi than thành hydro trị giá 500 triệu đô la Úc (336,40 triệu USD) do Nhật Bản và Úc tài trợ như một cách để chuyển sang năng lượng sạch hơn và cắt giảm lượng khí thải carbon.
Hôm thứ Bảy (4/3), động thái này được nêu bật tại cuộc họp cấp Bộ trưởng đầu tiên của Cộng đồng châu Á không phát thải (AZEC), là một phần trong nỗ lực của Nhật Bản nhằm đẩy nhanh nỗ lực khử carbon cho các nền kinh tế châu Á và chống biến đổi khí hậu.
Nước nghèo năng lượng Nhật Bản cũng hy vọng trở thành nền kinh tế hydro hàng đầu thế giới để giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch truyền thống như than đá và dầu mỏ.
Petrobras, Equinor nghiên cứu khả thi 7 dự án điện gió ngoài khơi Brazil
Trong khuôn khổ Tuần lễ Năng lượng toàn cầu (CERAWeek 2023), ngày 6/3, Công ty dầu khí nhà nước Brazil Petrobras và Tập đoàn năng lượng Na Uy Equinor đã ký một thỏa thuận về việc mở rộng sự hợp tác giữa hai công ty để đánh giá tính khả thi về kỹ thuật, kinh tế và môi trường của 7 dự án phát điện gió ngoài khơi bờ biển Brazil, với tiềm năng tạo ra công suất lên tới 14,5 GW. Những nghiên cứu này kỳ vọng sẽ thúc đẩy các dự án chuyển đổi năng lượng của Brazil.
Giám đốc điều hành của Petrobras Jean Paul Prates cho biết các dự án được đề xuất có thể tiêu tốn 70 tỷ USD và mất 6 năm để bắt đầu sản xuất. Thỏa thuận này là kết quả của sự hợp tác được ký kết giữa Petrobras và Equinor từ năm 2018, và đã mở rộng phạm vi ra ngoài hai trang trại gió Aracatu I và II (nằm trên biên giới ven biển giữa các bang Rio de Janeiro và Espírito Santo).
Thanh Bình
Nguồn:Bản tin Năng lượng xanh: Chuyển đổi năng lượng sang nền kinh tế ít carbon là thách thức lớn nhất mọi thời đại (petrotimes.vn)