
Vào năm 2021, Đức đã bổ sung một nhà máy
năng lượng địa nhiệt vào bên cạnh nhà máy nhiệt điện khí xây từ thế kỷ
19 - biểu tượng của thủ đô nước Đức. Đó là một tòa nhà hình chữ nhật,
với một mớ ống dẫn.
Việc xây dựng
một trong những cơ sở lớn nhất ở châu Âu này đã bắt đầu từ năm 2016,
rất lâu trước khi Nga mở chiến dịch quân sự vào Ukraine và trước khi xảy
ra cuộc khủng hoảng năng lượng.
Nhưng
Đức chỉ mới đưa nhà máy vào vận hành ngay trước khi xảy ra chiến tranh,
đúng ngay thời điểm thành phố Bavarian, cũng như toàn bộ nước Đức, phải
đối mặt với vấn đề thay thế khí đốt của Nga.
“Kho báu”
Ông
Christian Pletl – Giám đốc phụ trách mảng oạt động năng lượng địa nhiệt
của công ty năng lượng Stadtwerke München (SWM – Đức), nhận xét: “Chúng
ta đang ngồi trên một kho báu, với điều kiện địa chất lý tưởng. Từ
nhiều thế kỷ nay, miền nam nước Đức nổi tiếng vì có nhiều suối nước nóng
thiên nhiên, được làm nóng nhờ mạch nước ngầm.
Liên
minh Châu Âu đang dần để mắt trở lại với năng lượng địa nhiệt từ mạch
nước ngầm, như một giải pháp nhằm khử carbon khỏi hoạt động sưởi ấm.
Cuộc
chiến Nga - Ukraine đã góp phần thúc đẩy động lực cho người châu Âu.
Thật vậy, vì cuộc xung đột, EU đã mất nhiều nguồn cung khí đốt từ Nga,
khiến giá thành tăng vọt, buộc người châu Âu phải tìm kiếm các giải pháp
thay thế.
Gần đây, giá khí đốt
đã giảm trên các thị trường ngắn hạn. Tuy vậy, vì cuộc khủng hoảng năng
lượng, châu Âu đã nhìn ra được vị trí dễ bị tổn thương của bản thân, đối
với ngành năng lượng.
Trao đổi
với AFP, ông Christian Pletl cũng công nhận điều tương tự. Ngoài ra,
theo ông, năng lượng địa nhiệt là sự kết hợp của hai ưu điểm: Xanh và
không gián đoạn.
Vào cuối năm
2022, chính phủ Đức đã công bố một lộ trình mới, có tích hợp thêm mục
tiêu sau: Từ nay cho đến năm 2030, phải sản xuất được 10 TWh năng lượng
địa nhiệt mỗi năm, tức cao gấp mười lần so với hiện tại.
Để
làm được điều này, Berlin lên kế hoạch khởi động “ít nhất 100 dự án địa
nhiệt mới” tại quốc gia này – một đất nước cần 50% sản lượng khí đốt
hàng năm chỉ để sưởi ấm.
Vào hôm
2/2, ở phía bên kia sông Rhine, chính phủ Pháp cũng đã trình bày một kế
hoạch nhằm gia tăng số lượng dự án địa nhiệt mạch nước ngầm lên 40% so
với hiện tại, kéo dài từ nay cho đến năm 2030.
Tại
Hungary, vào tháng 10 năm 2022, chính phủ của Thủ tướng Victor Orban
cũng đã ban hành nghị định mở rộng về việc sử dụng dòng năng lượng này. Ý
cũng sẽ giới thiệu một gói viện trợ quốc gia mới “trong vài tuần tới”.
Còn
ở Đan Mạch, nhà máy điện địa nhiệt lớn nhất của đất nước sẽ mở cửa vào
năm 2030. Nhà máy nằm ở thành phố Aarhus (miền đông Đan Mạch), và có
nhiệm vụ đáp ứng 20% nhu cầu sưởi ấm cho các quận trong thành phố.
“80.000 hộ gia đình”
Tại
khu Sendling, một đường ống dài 3 km đã được lắp đặt dưới lòng đất,
cùng với một máy bơm. Nhiệm vụ của hệ thống là khai thác nguồn nước nóng
nằm dưới lòng đất, có nhiệt độ trên 110 độ C. Sau đó, nguồn nước sẽ
được đưa vào mạng lưới hệ thống sưởi ấm, trước khi được làm mát và đưa
trở lại vào lòng đất.
Hiện hệ
thống chưa hoạt động với công suất tối đa. Tuy vậy, dự án lắp đặt này sẽ
có khả năng sưởi ấm 80.000 hộ gia đình trong năm nay. Hệ thống được tự
động hóa hoàn toàn, hoặc được quản lý từ xa, tại phòng điều khiển của
nhà máy điện lâu đời.
Ông Thomas
Gilg - giám đốc nhà máy, giải thích với AFP: “Chúng tôi rất vui vì đã
đưa ra được quyết định này trước khi châu Âu đối mặt với một tương lai
cạn kiệt khí đốt”.
Thành phố
Munich, với 1,5 triệu dân, đang nhân rộng thể loại dự án này. Theo dự
kiến, từ nay cho đến năm 2035, thành phố sẽ đầu tư 1 tỷ euro vào hoạt
động phát triển công nghệ khai thác địa nhiệt, nhằm đáp ứng được 50% nhu
cầu sưởi ấm cho toàn thành phố.
Khi
được đặt câu hỏi “Năng lượng địa nhiệt có phải là một giải pháp kỳ diệu
không?”, ông Gilg trả lời: “Đó chỉ là một giọt nước giữa đại dương,
nhưng vẫn là một trong những giải pháp”.
Thật vậy, không phải vùng lãnh thổ nào cũng mạch nước nóng ngầm - điều kiện phù hợp để khai thác loại năng lượng này.
Năng
lượng này cũng chỉ tiêu thụ được tại địa phương, vì quá trình vận
chuyển rất phức tạp. Ông Gilg thừa nhận: “Chúng tôi không thể dùng nhà
máy này để đáp ứng nhu cầu bên ngoài Munich”.
Cuối
cùng, việc khoan vào lòng đất có nguy cơ gây động đất, nếu khoan vào
những tầng đá không ổn định. Thật vậy, tại Strasbourg, nhà máy nhiệt
điện được cho là nguyên nhân gây ra động đất với cường độ từ 2,1 đến 3,6
độ vào cuối năm 2020.
Tuy nhiên, ông Pletl khẳng định, tiềm năng địa nhiệt vẫn là “rất lớn”.
Theo
Ủy ban châu Âu, xét theo trình độ công nghệ hiện tại, năng lượng địa
nhiệt có thể đáp ứng tận “25% nhu cầu sưởi ấm” của dân số EU mà cần
không phát thải carbon.
Ngọc Duyên
Nguồn:https://petrotimes.vn/con-sot-nang-luong-dia-nhiet-tai-chau-au-677735.html