
Mục đích của hướng dẫn là định hướng
cách phát triển dự án thủy điện tích năng, nhằm ổn định được lưới điện
và đáp ứng nhu cầu điện trong giờ cao điểm. Hiện chính phủ đang lấy ý
kiến về dự thảo.
Các dự án khai
thác nguồn năng lượng tái tạo không liên tục đang gia tăng tại Ấn Độ,
như năng lượng mặt trời và gió, và chiếm tỷ trọng cao hơn trong cơ cấu
năng lượng quốc gia. Tình hình này đã tạo ra một thách thức cho mạng
lưới điện. Do đó, để giải quyết thách thức, chính phủ Ấn Độ đã khuyến
khích triển khai các công nghệ lưu trữ và dịch vụ phụ trợ.
Theo
bộ Năng lượng, thủy điện tích năng là công nghệ đáp ứng được quy mô lưu
trữ điện năng lớn, tận dụng được trang thiết bị có sẵn tại địa phương,
và có thể sử dụng được đến 50 năm - lâu hơn so với những công nghệ lưu
trữ khác. Như vậy, tổ hợp thủy điện tích năng sẽ có khung giá phát điện
thấp hơn so với những cơ sở khác.
Cũng theo bộ Năng lượng, công nghệ cũng đã được thử nghiệm trong nước và nhận được sự ủng hộ quốc tế.
Theo
cam kết Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Ấn Độ, từ nay cho
đến năm 2030, quốc gia này phải giảm được 45% hàm lượng carbon phát thải
từ hoạt động sản xuất trong nước, công suất lắp đặt điện phi hóa thạch
tăng 50%. Ngoài ra, từ nay cho đến năm 2070, Ấn Độ phải đạt được trung
hòa carbon.
Tại bang Madhya
Pradesh, công ty năng lượng tái tạo địa phương Greenko Group đang phát
triển một dự án thủy điện tích trữ mới. Công việc chủ yếu bao gồm xây
dựng một hồ chứa mới ở bên trên (nằm gần làng Khemla) và sử dụng hồ chứa
có sẵn ở bên dưới (gần thị xã Gandhisagar). Khi hoàn thành, cơ sở sẽ có
công suất lưu trữ là 10.080 MWh.
Ngọc Duyên
Nguồn:https://nangluongquocte.petrotimes.vn/an-do-cong-bo-huong-dan-ve-viec-tang-cuong-luu-tru-nang-luong-680349.html