
Biển Bắc là khu vực phù hợp với hình
thức chôn lấp này, vì lòng đất dưới đáy biển có nhiều đặc tính địa chất
cần thiết. Hơn nữa, khu vực này có nhiều đường ống dẫn khí đốt và những
mỏ dầu khí đã cạn kiệt sau nhiều thập kỷ khai thác. Giấy phép quy định
diện tích hoạt động của TotalEnergies là hơn 2.000 km2, trong một khu
vực cách bờ biển phía tây Đan Mạch khoảng 250 km. Theo tập đoàn Pháp,
khu vực này có mỏ khí Harald do TotalEnergies điều hành, cũng như có
tầng sâu ngậm nước mặn, tạo điều kiện chứa lượng CO2 cần lưu trữ.
Các
dự án thu hồi và lưu trữ carbon (CCS) hiện vẫn còn rất tốn kém và không
ổn định. Dự án có mục đích thu hồi và lưu giữ khí CO2 - tác nhân gây ra
hiện tượng nóng lên toàn cầu. CO2 phát sinh chủ yếu từ hoạt động khai
thác nhiên liệu hóa thạch và công nghiệp nặng. Sau khi được thu giữ tại
nguồn, ví dụ như tại các khu công nghiệp, CO2 phải được vận chuyển (bằng
thuyền hoặc đường ống dẫn khí cũ) và đem đi lưu trữ trong những “bể
chứa” (hốc địa chất, mỏ dầu khí cạn kiệt...).
Tại
Đan Mạch, TotalEnergies sẽ nắm giữ 80% cổ phần của dự án có tên là
Bifrost (còn công ty đại chúng Nordsøfonden nắm 20%), và sẽ là nhà điều
hành dự án trong tương lai. Hiện chưa có công bố nào về chi phí.
Với
một dự án khác của Đan Mạch có tên là Greensand, do tập đoàn hóa học
INEOS (Vương quốc Anh) và tập đoàn dầu khí Wintershall DEA (Đức) đứng
đầu, có thể thu được 13 triệu tấn CO2/năm. Ông Lars Aagaard - Bộ trưởng
Bộ Khí hậu và Năng lượng Đan Mạch cho biết: “Lòng đất Đan Mạch đang mở
ra cánh cửa cho một cuộc phiêu lưu thương mại xanh mới, thu hút nhiều
khách hàng từ khắp châu Âu. Hoạt động công nghiệp hóa kho lưu trữ CO2 sẽ
giúp tiết kiệm mặt bằng chi phí cho công nghệ CCS và đạt được các mục
tiêu khí hậu”. Được biết, Đan Mạch đặt mục tiêu đạt trung hòa carbon từ
năm 2045.

Trước tiên, TotalEnergies phải thực hiện
nhiều đánh giá chi tiết “để phát triển được một dự án dài hạn với khả
năng đảm bảo vận chuyển và lưu trữ vĩnh viễn hơn 5 triệu tấn CO2/năm”.
Đặc biệt, tập đoàn phải xem xét về việc chuyển đổi chức năng của đường
ống dẫn khí đốt hiện có. Ông Martin Rune Pedersen - Giám đốc chi nhánh
Đan Mạch của TotalEnergies, cho biết tập đoàn đặt mục tiêu năm 2025 thực
hiện mũi khoan đầu tiên vào tầng ngậm nước, ở độ sâu 2 - 3 km dưới đáy
biển.
Nhiều dự án CCS lớn khác
cũng đang được tiến hành, tiêu biểu có Na Uy và dự án “Northern Lights”.
Theo dự kiến, cơ sở này sẽ đi vào hoạt động từ năm 2024, với công suất
thu hồi và lưu trữ lên tới 5 triệu tấn/năm. Na Uy cũng đã ký những hiệp
định thương mại đầu tiên để thu hồi CO2 từ các nhà máy sản xuất phân bón
- một ngành công nghiệp phát thải CO2 mạnh.
Về
phần mình, TotalEnergies hiện đang tham gia vào 4 dự án tương tự. Tất
cả đều nằm ở Biển Bắc, gồm có dự án Bifrost của Đan Mạch, Northern
Lights của Na Uy, NEP của Vương quốc Anh và Aramis của Hà Lan. Quốc gia
Hà Lan đặt mục tiêu thu hồi và lưu trữ được 8 triệu tấn CO2/năm từ nay
cho đến năm 2030.
Nhằm đối phó
với tình trạng nóng lên toàn cầu, lần đầu tiên trong báo cáo của mình,
các chuyên gia khí hậu của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu
(IPCC) đã khuyến nghị các quốc gia sử dụng công nghệ thu giữ và lưu trữ
CO2 mà không cần xét đến tiến độ giảm thiểu phát thải CO2 của quốc gia
họ. Hiện nay, toàn thế giới phát thải tầm 40 tỷ tấn CO2/năm.
Ngọc Duyên
Nguồn:https://nangluongquocte.petrotimes.vn/totalenergies-trung-thau-mot-trong-nhung-du-an-luu-tru-co2-lon-nhat-chau-au-679521.html